Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

BỆNH THỐI MAI, THỐI YẾM


1/ Dấu hiệu: 
+ Bấm nhẹ vào mai và yếm thấy mềm mềm và chảy nước cực thối, có vết máu loang lổ
+ Rùa chán ăn, uể oải, chậm bò
2/ Nguyên nhân:
+ Rùa leo trèo -> bị rơi -> dập mai, dập yếm
+ Nơi ở của rùa quá khô hoặc quá ẩm ướt
+ Không được phơi nắng thường xuyên
3/ Cách chữa: 
Chuẩn bị:
- Dao lam
- Khăn giấy mềm
- Thuốc tím (Thuốc tím_Hay còn gọi là PVP-Iodine 10%)
- Nước
- Ampiciline
Tiến hành:
■Lau sạch vết thương bằng bông gòn

■Dùng tấm gạc thấm với nước có hòa tan (thuốc tím, thuốc đỏ) i-ốt (iodine)

■Dùng dao cạo những mảng da hay vỏ bị hư, chỉ cạo nhẹ thôi ( làm cực kỳ cẩn thận bạn nhé)

■Lau vết thương bằng tấm gạc có hòa tan (thuốc tím, thuốc đỏ) i-ốt (iodine) với nồng độ loãng hơn.

■Rắc lên vết thương một ít thuốc kháng sinh. Để con rùa ra ngoài khoảng 10 phút trước khi cho lại vào chuồng.

■Cho bé ăn lá lược vàng nhé, theo kinh nghiệm, thì lá lược vàng rất là tốt đấy.

■Chú ý:
- ko được lau vết thương = nước muối quá đậm, ( lý do: đó là dung dịch đẳng trương, dùng đậm đặc hơn nó rút nước trong tế bào xung quanh làm teo tế bào) mà phải pha loãng .
- Lúc rạch phải cẩn thận, rạch sang phần mai lành là xịt máu ra ngay, rùa mà cắn thì biết rồi đấy, phê lắm.
- Tránh để nó bò, rơi hết thuốc ra thì coi như công cốc, lo xa thì thêm miếng băng vào cho khỏi rớt thuốc.
- Để vết thương chóng lành thì sau khi trị xong phải bổ sung canxi cho rùa, mỗi ngày phải thực hiện việc "phơi nắng bắt buộc" kéo dài từ 3-5 phút, liên tục cho đến khi chỗ viết thương khô và teo lại
- Rùa sau khi bệnh vài ngày có thể bỏ ăn vì mất sức, OK, ko sao hết . Đó là chiện bt, đừng quá lo lắng .
Ngoài ra, bạn kết hợp cho bé phơi nắng đầy đủ, và bổ sung vitamin D3 nữa nghe, ngoài cà chua thì thêm súp lơ, dưa chuột, rau muống, cải thìa...v...v...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét