Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

BỆNH RỮA MAI VÀ CHĂM SÓC MAI RÙA

(Được copy từ bạn Kamaitachi trên immopets)

Shell-rot là gì ?

Shell-rot là khái niệm chung chỉ các bệnh trên mai rùa có thể thấy rõ bằng mắt thường do vi khuẩn, nấm hoặc tảo gây ra. SR thường xuất phát từ những tổn thương hay vết mòn vẹt trên mai, dù chỉ là những vết rất nhỏ. Một vết xây xát đủ sâu là đủ để vi khuẩn hay tác nhân gây bệnh khác chạm đến lớp mô mềm giàu dinh dưỡng bên dưới lớp sừng cứng.
http://forestbabiesrehab

Một vấn đề liên quan khác là SCUD, "Septicaemic Cutaneous Ulcerative Disease" - Nhiễm trùng máu bắt nguồn từ nhiễm trùng ngoài da, tình trạng vô cùng nguy hiểm do vi khuẩn ăn sâu phát tán trong máu. Cái chết đến rất nhanh trong tình huống như vậy. Trường hợp này buộc phải dùng đến kháng sinh tiêm khẩn cấp, tác hại lâu dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Nguyên nhân gây shell-rot
- Đánh lẫn nhau: Một số loài rất hung dữ và thường xuyên bắt nạt những con khác. Vị trí húc nhau thông thường là ở canh bên và trên đuôi - shell rot rất phổ biến. Vì vậy khi nuôi chung phải tính toán trước cẩn thận.
http://blog.lucere-photography.com/wp-content/uploads/2009/08/Tortoise-Fight.jpg
- Vệ sinh môi trường nuôi kém: dung dưỡng rất nhiều vi khuẩn nấm mốc chỉ chực chờ tấn công bất kì vết thương nào trên mai rùa. Chú ý thường xuyên kiểm tra và làm sạch mai rùa - đất hoặc phân thường két lại ở khe và dưới yếm rùa trở thành các ổ bệnh khủng khiếp.
http://i154.photobucket.com/albums/s266/carolscrittercare/11-28-07a.jpg
- Môi trường nuôi sai: Các loài cần độ ẩm cao nếu bị nuôi trong môi trường quá khô, da và mai sẽ nhanh chóng bị rã ra. Ngược lại, các loài ở môi trường khô bị để ở nơi ẩm ướt, lớp sừng bên ngoài bị ẩm sẽ biến dạng và mềm ra, giúp tác nhân gây bệnh thâm nhập vào. Vì vậy, luôn nuôi trong môi trường thích hợp và thật sạch sẽ.
-Kí sinh trùng: ve và kí sinh trùng khác có thể bám vào rùa và tạo ra các vết thương nhỏ nhưng khá sâu giúp vi khuẩn dễ thâm nhập.
-Với các loài rùa nước: nước bẩn. Cần 1 bộ lọc tốt bố trí hợp lý có thể làm sạch mọi ngóc ngách trong bể, không thì phải thay nước thường xuyên và có thể dùng thiết bị sát trùng bằng tia cực tím đặt trong hộp lọc chẳng hạn. Phải cung cấp cho rùa nơi sưởi nắng/đèn thích hợp.

Một số dấu hiệu của shell-rot và điều trị:
- Có mùi hôi
- Có chất dịch tụ lại, thông thường hơi đỏ nhìn thấy được dưới lớp mai.
- Mảnh mai mềm nhũn, bong tróc.
- các vùng nhũn hoặc lỗ nhỏ trên hoặc ngay dưới lớp sừng.
- Lớp sừng bong ra để lộ phần mô mềm.

Đối với shell-rot nhẹ:
Biểu hiện:
-Vết thương nhỏ, không sâu.
-Để ở nơi khô và ấm 1 lúc, vết thương có thể tự khô lại mà không chảy dịch hoặc nhũn ra.
-Có thể có chút gỉ trắng trong các lỗ hoặc vết rữa.
-Rùa vẫn khoẻ mạnh, năng động, mắt trong, ăn uống tương đối bình thường.

Đây là điều phổ biến với rùa nước hoặc bán cạn hoang dã. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết lạnh ẩm, tạo ra nhiều vết mục nhỏ trên mai. Thường thì khi con rùa được tắm nắng đầy đủ, nó sẽ tự khỏi nhưng để lại nhiều vết nát hoặc lỗ nhỏ trên mai.
http://i289.photobucket.com/albums/ll227/vitieubao1/_MG_2566re.jpg
Đa số các trường hợp rữa mai đơn giản, loại bỏ các phần đã rời ra hoặc nhũn nát và làm sạch mạnh tay rất có hiệu quả, nên làm ít nhất hai lần 1 ngày cùng với dung dịch sát trùng. Sử dụng bàn chải đánh răng cũ hoặc chổi sơn móng tay sạch và mềm. Nhẹ nhàng rửa sạch bằng nước sau mỗi lần như vậy. Vết thương cần được giữ khô và thông thoáng vì đa số vi khuẩn hay nấm mốc gây rữa mai đều là sinh vật yếm khí - phát triển tốt trong môi trường thiếu ô xi. Nên che vết vết thương lại bằng vải hoặc gạc mỏng (tránh ruồi chẳng hạn) mà vẫn để không khí lưu thông. Nếu vết thương sâu, lan rộng, nhũn nhoét, chảy nước hoặc máu liên tục, rùa lờ đờ, bỏ ăn, cần phải đưa cho người nhiều kinh nghiệm ngay lập tức.
Các bước điều trị:
-Bước 1: Thay đổi ngay môi trường nuôi - dọn vệ sinh, sửa chữa nơi tắm nắng, ánh sáng. Thông tin chăm sóc cụ thể cho từng loài có đầy trong sách vở và trên mạng.
-Bước 2: Dùng bản chải mềm cẩn thận đánh sạch mai rùa, có thể dùng xà phòng loãng hoặc 1 chất sát trùng. Đánh sạch tất cả đất, mủ, tảo ........ trên mai rùa. Chú ý, những phần ít bị tổn thương, nên đánh nhẹ nhàng thành vòng tròn như cách đánh răng để tránh làm vết thương sâu hơn. Rồi làm khô mai rùa nhanh, có thể dùng máy sấy tóc, nhưng chú ý không để nhiệt độ dến mức nóng rát làm hỏng mai rùa. Nậy bỏ các phần mục rữa trong các lỗ. Khi còn uớt, chúng dính rất chặt nhưng khi khô rồi, có thể lấy ra dễ dàng. Nếu không thể gỡ ra được thì để đấy, nếu chúng thực sự đã mục rữa rồi thì sớm muộn cũng sẽ rời ra.Dùng cây nhíp nhổ hoặc dùng thẻ nhựa cạo bỏ các phần bị bong tróc, tuyệt đối không dùng dao. Làm sạch các phần ục rữa rất cần thiết để thuốc có thể thấm đến phần mô khỏe mạnh chưa bị nhiễm trùng bên dưới. Với các vết thương sâu, con vật thể bị đau khi làm sạch mạnh tay, nên đưa đến thú y và gây mê.
-Bước 3: Sát trùng vết thương với 1 chất diệt khuẩn như oxi già (hydrogen peroxide), Betadine (povidone-iodine) hay 1 số thuốc kháng sinh. Các dung dịch truyền thống có tính sát trùng mạnh diệt khuẩn rất tốt nhưng cũng làm vết thương châm hồi phục vì ''sát'' luôn cả 1 phần mô da. Vì thế, chất sát trùng nên dùng là Nolvasan (chlorhexidine) dễ tìm ở các tiệm thú y, tỉ lệ thông thường là 1% (đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng).http://www.farmgeneral.com/shop/shop_image/product/fcaa50cdf98d965f53d87e3680c17ada.jpgTốc độ hồi phục nhanh hơn trông thấy so với các chất sát trùng khác, vì thế rất đáng công sức bỏ ra tìm kiếm (nuôi nhiều nên dự trữ sẵn trong nhà). Chấm dung dịch vào các vết thương khoảng 10 phút một lần trong khoảng nửa tiếng. Nếu có nhiêud vết thương nhỏ và nông, ngâm có tác dụng tốt hơn. Chú ý để mực nước nông để rùa ngóc đầu lên, vì các chất sát trùng hay kích thích mắt và mũi. Có thể dùng thêm kem chứa bạc sulfadiazine, nhưng đây là món rất khó kiếm và không thật cần thiết.
-Bước 4: Không khí. Đặt ở nơi khô ráo thông thoáng ít nhất 2 tiếng. Hầu hết rùa không bị stress nặng nếu để khô qua đêm (trong môi trường tối hoàn toàn). Vì không khí ngăn chặn tác nhân gây bệnh phát triển, nên để khô càng lâu càng tốt. Nhưng để rùa mất nước và bị stress cũng không tốt, phải cho chúng bơi lội hoặc đầm mình 1 lúc hàng ngày, và lau khô ngay khi lên bờ.
Làm liên tục như vậy 5 -7 ngày, các phần mục rữa thường bong hết, nếu không thì tiếp tục. Làm sạch các phần chết rất quan trọng để đẩy nhanh tốc độ điều trị và giúp hồi phục bình thường. Nếu để lâu vẫn không có tác dụng thì nên tìm ngay 1 pro, vết thương càng để lâu thì càng dễ ăn sâu và phát triển thành SCUD.
Khi rùa đã đủ khỏe mạnh để trả về môi trường nuôi, vẫn phải chú ý cẩn thận, giữ vệ sinh, tạo điều kiện để rùa sưởi và tắm nắng (kể cả yếm cũng phải khô ráo). Bổ sung 1 chút canxi -D3 vào thức ăn nếu thích.
Note: rùa núi vàng, theo kinh nghiệm của 1 số mem, cho ăn lá lược vàng giúp khỏe mạnh hồi phục nhanh, bản thân mình cũng thử và có thấy tác dụng, ít nhất cũng không hại gì. Chưa thử nghiệm với các loại khác. Sau đây là vái tấm hình của 1 mem kì cựu bên ABV (bạn nào hay lượn qua chắc chắn sẽ biết ^^) Chữa trị đơn giản là nhỏ ôxi già và cho ăn lược vàng khoảng 1 2 lá 1 tuần. Lúc mua về đã tàn tật, nát hết 2 chân sau và rìa mai, có cả giòi trong vết thương, có thể nói là vô cùng thê thảm.
Đưa về dc 2 tháng: các phần mục nát đã rụng hết, lộ ra phần xương cứng màu vàng, chỉ là phần xương không thể phát triển được.
http://i290.photobucket.com/albums/ll274/ruaruaxinh/100_1750.jpg
http://i290.photobucket.com/albums/ll274/ruaruaxinh/100_1745.jpg
5 tháng: các mảnh xương chết cũng bắt đầu rời ra.
http://i290.photobucket.com/albums/ll274/ruaruaxinh/Photo0440.jpg
http://i290.photobucket.com/albums/ll274/ruaruaxinh/Photo0443.jpg
http://i290.photobucket.com/albums/ll274/ruaruaxinh/Photo0441.jpg
8 tháng: nguyên vẹn cả mảng sừng được tái tạo lại bên dưới lớp xương đã chết. Phần mới vẫn còn mềm có màu trắng ngà.
http://i290.photobucket.com/albums/ll274/ruaruaxinh/P1844_25-02-10.jpg
http://i290.photobucket.com/albums/ll274/ruaruaxinh/P1845_25-02-10.jpg
http://i290.photobucket.com/albums/ll274/ruaruaxinh/P1847_25-02-10.jpg


Vài ví dụ khác:
http://www.turtlepuddle.org/health/shellrot.JPEG
Một con hộp lưng đen - bị giữ trong môi trường khô quá lâu ở 1 pet shop (do chủ cũ đã chán và kick đi), tạo ra các mảnh mai bong tróc màu trắng đặc trưng của loài này, giúp vi khuẩn có điều kiện thâm nhập vào sâu, tuy nhiên chưa gây ra tác hại gì vì lớp mai bị tróc ra rất khô và thoáng khí. Khi được đưa lại xuống môi trường nước, vi khuẩn bùng nổ gây ra chứng ''khô mục'' (dry shell rot). Các phần hỏng bị loại bỏ sau vài ngày và mai hoàn toàn lành lặn sau 6 tháng.

http://www.turtlepuddle.org/health/dentata.JPEG
1 con rùa lá châu Á (cyclemys dentata) bị ''lãng quên'' ở 1 hàng pet và dc đưa đến thú y. Có 2 mảng trắng lớn trên yếm và vô số lỗ li ti trên mai. C.dentata thích nước mát, sach, hơi có tính axit. Tình trạng mục mai của con rùa này là do để lâu trong môi trường bẩn, nước có tính kiềm nhẹ. Như vậy, độ pH nước cũng là yếu tố quyết định. Nhiệt độ nước không đúng cũng có thể gây ra shell rot, vì thế tìm hiểu kĩ về loài định nuôi là rất quan trọng.

Mai rùa không phải gỗ đá, chúng là các mô sống và rất dễ bị tổn thương. Trên mai rùa có nhiều lỗ li ti, nếu bị chất bẩn bít lại dễ gây ra shell rot. Nên thường xuyên làm sạch mai rùa nhẹ nhàng bằng nước sạch và bàn chải thật mềm, đánh nhẹ nhàng thành các vòng tròn nhỏ để hạn chế gây ra các vết xước, cẩn thận không đánh vào phần khe giữa các miếng sừng trên mai. Trong các khe đó là phần mềm để mai có thể phát triển thêm, đánh mạnh tay vào gây xước xát rất dễ dẫn đến shell rot. Nhưng vì mai rùa trông cứng nhưng thực ra lại rất ''mềm'', cấu tạo bới các mô sống nên cũng có khả năng hồi phục. Đừng vì một con vật bị lỗi mà vứt bỏ, hãy bỏ công sức ra thì chắc chắn bạn sẽ không thất vọng.

1 nhận xét: