Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

CÁCH THUẦN RÙA NÚI VÀNG VÀ LÀM QUEN VỚI RÙA NÚI VÀNG NHÁT NGƯỜI


Thông thường, các bé núi vàng mới được mang từ núi về rất nhát người cả nhà ạ. Bé thường rúc đầu vào mai, hoặc nằm im re không dám động tĩnh gì hết. Lúc đó, mọi người thường cầm, chọc bé hoặc lật ngửa bé rùa ra. Nhưng đó không phải là tốt đâu nha. Có 1 số cách làm quen với rùa, ta phải làm từ từ mới có thể thật sự quen được với bé. C
ó bé nhanh thì 1 - 3 ngày là quen, có bé chậm thì nửa tháng vẫn còn hơi nhát 1 chút nhưng đã chịu quen và quậy dần. Vậy, cách làm tốt nhất cho các bạn tham khảo như sau:
1. Nhẹ nhàng ôm bé rùa lên, nhìn thẳng vào mắt bé rùa.
2. Giữ nguyên tư thế đó, 1 tay nhẹ nhàng xoa mai rồi nhẹ thiệt nhẹ xoa chân và tay bé rùa tới khi bé rùa thả lỏng ra 1 chút.
3. Các động tác của các bạn phải cực kỳ chậm và từ từ để tránh việc em nó giật mình nhé.
4. Xoa chân, tay 1 lúc lâu thiệt lâu, tới lúc em nó có vẻ lỏng thêm thì đưa tay vào trong cổ bắt đầu xoa nhẹ nhẹ ở cổ.
5. Sau đó, xoa nhẹ nhàng ở trên đầu và dưới cằm (có thể mất vài hôm để tiếp cận vùng này đó).
6. Nhẹ nhàng lấy đồ ăn đã để sẵn bên mình như cà chua, nhẹ nhàng đưa trước mũi em nó, khi em nó cảm thấy mình không làm hại tới ẻm, thì ẻm rùa yêu sẽ ăn, và khi bé rùa ăn, thì mọi người không được xê xích tay nha.
^^ Chúc cả nhà thuần bé rùa yêu thành công!
Nếu suôn sẻ mình sẽ up bài tiếp theo là "Bệnh tiêu chảy và kiết lỵ ở rùa" nhé cả nhà ^^ Chúc cả nhà ngủ ngon ^^

PHÂN VÀ NƯỚC TIỂU CỦA RÙA CẠN


Hi cả nhà, ad vừa tìm thêm được 1 số thông tin hữu ích muốn chia sẽ với mọi người nè. 
Một số người thắc mắc về việc phân bé rùa đi ra có màu trắng đục như sữa, hơi khô gần như kem đánh răng vậy các bạn có biết tại sao không nè: 
- Rùa khi vệ sinh,thường thải ra phân và nc tiểu,nhưng đôi khi chúng chỉ thải ra nước tiểu và thêm 1 phụ phẩm là urates
nc tiểu chứa chất th
ải và độc tố lọc từ máu,trữ trong bàng quang của chúng,nhưng chúng còn có 1 sản phẩm nữa là urates hay acid uric-là chất thải sau khi tiêu hoá protein,khi rùa tiểu,nó thường thài ra urates và nc tiểu cùng lúc,nên thi thoảng ta sẽ thấy cục trắng-đa số tưởng lầm là phân
- Tần suất xuất hiện mấy cục urates này chấp nhận đc khoảng vài lần trong tuần,nếu như bạn thấy rùa của mình thải ra liên tục thứ này-hãy xem lại khẩu phần ăn-có quá nhiều đạm và quá ít chất xơ
- Còn nếu ko thấy thì coi chừng em nó đang thiếu dinh dưỡng
- Cuối cùng là khi bạn bổ sung canxi,coi chừng quá liều-khi đó nó ko hấp thu đc,cũng dẫn tới rùa thải phân trắng,nhưng ko phải urates, nên coi kỹ :))
Còn 1 kinh nghiệm nữa, khi các bạn nuôi rùa nói chung và động vật nói riêng, đó là khi các bạn đi đám ma về thì việc đầu tiên là nhớ tắm rửa rồi hẵng nâng niu các bé nhé ^^


Urates là phế phẩm của protein trước khi tạo ra uric acid trong máu quá cao -> rùa cưng sẽ dễ bị thận.
Ngoài ra, tác hại của việc nếu các bạn thường xuyên cho bé rùa núi vàng ăn thịt, cá, giun và thức ăn của chó mèo (thức ăn của chó mèo hoàn toàn không chứa dinh dưỡng phù hợp với bò sát nhất là chúng chứa nhiều protein) thì sẽ gây biến dạng cho bộ mai của rùa cưng. ^^
Thân iu cả nhà !!!

NGỦ ĐÔNG Ở RÙA NÚI VÀNG


Ở miền Bắc, mùa đông sắp tới rồi, chính vì vậy ^.^ Cả nhà ai ở MB đọc bài này tham khảo nhé:
Rùa có máu lạnh, động vật máu lạnh là không thể dựa vào nhiệt độ cơ thể để tự điều chỉnh mà hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt môi trường. Khi nhiệt độ cơ thể của mình quá cao hoặc quá thấp chúng sẽ tìm nguồn nhiệt hoặc chạy trốn khỏi nguồn nhiệt. Khi môi trường quá lạnh nó chỉ có 2 lựa 
chọn
a. Chạy trốn: tìm nơi có nhiệt độ phù hợp
b. Ngủ đông: Nếu không thể chạy trốn (ko tìm đc nguồn nhiệt) thì nó phải tắt một số (thực ra là phần lớn) các chức năng sống của cơ thể. Tuy nhiên nó phải mất một số thời gian cho cơ thể đóng cửa các chức năng đó, cũng tượng tự khi ngủ dậy (nhiệt độ môi trường tăng dần) thì nó cũng cần thời gian khởi động dần các chức năng. Thế nên nếu muốn tăng hay giàm nhiệt thì đều phải khởi động từ từ
Đây là quy luật tự nhiên rất quan trọng nếu bạn muốn nuôi rùa vì khi nuôi nhốt thì nhiệt độ tự nhiên sẽ không có hoặc ít nhiều tác động đến rùa, mà ảnh hưởng đến chủ yếu từ con người tạo ra. Sau đây đưa ra một số ví dụ, bạn có thể muốn kiểm soát nó:
1, Trong cái lạnh mùa đông, bạn phủ rơm, đắp chăn hay cái gì đấy tương tự cho rùa. Đừng có ngốc thế ^___^ xin nhắc lại bản thân nó ko tự sinh ra nhiệt. Chỉ có con người or động vật máu nóng thì mới cần áo ấm, chăn bông để giữ nhiệt cơ thể ko bị thất thoát ra ngoài môi trường
2, Mùa đông, khi nhiệt trong nhà và ngoài trời quá chênh lệch thì nó đang ở đâu nên ở đó hoặc bạn phải tạo ra các bước để nó làm quen dần với nhiệt độ mới (cần nhiều time đấy)
3, Tất nhiên rùa cần mặt trời.Nhưng khi phơi nắng phải để cho nó con đường tự chạy thoát khi cần tránh trường hợp phơi lưng chờ chín. Khi không có bóng râm hoặc nguyên liệu thực vật nơi trú ẩn khi cần (nhiệt độ quá cao, không có chỗ để ẩn, do đó phơi khô, không thể nhìn thấy vấn đề?);
4, Các bạn có thể hỏi, trong môi trường hoang dã, nguồn gốc xuất sứ của con rùa tại sao nó không bị chết cóng?
Lý do là tự nhiên, ở mực nước càng sâu càng ấm dù là bề mặt đóng băng. Với các loài trên mặt đất khi rúc vào lớp lá hay cỏ, rác thực vật đủ dày nó sẽ ấm. có bạn sẽ cười vì mâu thuần với mục 1, ở trên. Đừng vội, cơ thể rùa ko tự sinh ra nhiệt nhưng lớp lá, cỏ, thực vật …. Luôn hoai mục, lên men sẽ tạo ra nhiệt đấy và khi nó đủ dầy thì sẽ giữ đc nhiệt đó và tạo ra cái ổ ấm áp.
Tuy nhiên, trong môi trường nuôi nhốt, Chúng ta rất khó để làm đc như vậy, vì vậy phải quan tâm đến thay đổi nhiệt độ, việc nhiệt kế là cần thiết (ko cần loại đắt đâu 20-30 chục kìn là được rồi).
(Bài viết này được copy của 1 bạn tên pharm ở diễn đàn YTC)

SINH SẢN Ở RÙA NÚI VÀNG & ẤP TRỨNG SINH SẢN Ở RÙA

SINH SẢN Ở RÙA NÚI VÀNG

Tên khoa học : Indotestudo elongata 

Việc sinh đẻ thường xảy ra trong suốt mùa hè và mùa thu . Vào thời gian này , vùng mũi và mắt của cả con đực và con cái có màu hơi đỏ-hồng . Vào cuối ngày việc quan hệ của rùa gây ra âm thanh vang dội lập đi lập lại suốt trong sân . Con đực có thể theo con cái quanh quẩn trong sân vài giờ đồng hồ . húc vào con cái mỗi vài phút một cách mãnh liệt khi con cái ngừng di chuyển . Việc giao cấu này gây ra tiếng động lớ
n và ngạc nhiên rằng mai của chúng ko bị vỡ . Trong suốt quá trình giao cấu con đực kêu ( phát ra tiếng ầm ĩ , in ỏi ).
Khác hơn trong thời gian ve vãn , con đực ko tỏ ra vẻ hùng hổ thái quá , sẽ có ít hoặc ko xảy ra giao tranh giữa những con đực.Nếu nhà các bạn có khoảng 4 bé rùa, thì chỉ cần 1 bé rùa đực và 3 bé rùa cái là ok rồi. Tỉ lệ 1 đực: 3 cái là tỷ lệ đẹp, trứng sẽ có chất lượng hơn đấy. :))
Con cái sẽ đẻ trứng vào khoảng từ tháng 11 - 12, những ổ từ 5-9 trứng ( 1-2 trứng với con cái nhỏ hơn ) thường được đẻ vào ban đêm trong tháng 11, 12, và tháng 1 bởi những con cái 7 tuổi ( có chiều dài từ 17 -20,3 cm ). Những quả trứng sẽ được đặt trong ổ dưới độ sâu 10 cm được đào bới một cách chăm chỉ . Con cái sẽ nuôi từ lúc “ấp trứng” cho đến khi trứng bắt đầu nở thành con . Với những con cái 9 tuổi ( dài khoảng 30,5cm ) sẽ đẻ 8-9 trứng 1 ổ . Con cái có khuynh hướng dùng lại những ổ cũ , chúng có thể làm ổ 1-3 lần mỗi năm . Hai trong ba con cái đẻ những quả trứng của chúng cúng một nơi .
Ở nhiệt độ 26,5-29,5 °C , trứng cần 98-134 ngày để nở . Những quả trứng lấy từ các ổ có khuynh hướng là tất cả cùng nở hoặc cùng bị hư – sự khác nhau này có thể do nhiệt độ ấp trứng đã ko ổn định .
Rùa sẽ ko xác định rõ được giới tính cho đến khi chúng dài 15 cm ( khoảng 3 tuổi hoặc hơn ) .Những con non có thể sống ngoài trời khi chúng được 2 tuổi ( dài 5-7,5 cm)
Mặc dù hơi lạc đề tí, nhưng đây là trứng rùa lá nhà mình nè :D Mời anh em xem ... trứng :
http://www.youtube.com/watch?v=irx_kMPfKOo

ẤP TRỨNG SINH SẢN Ở RÙA
Tiếp theo bài, sinh sản ở rùa núi vàng, ad sẽ đăng thêm bài ấp trứng sinh sản ở rùa nha :D Nếu ai có kinh nghiệm ấp trứng nở rồi, thì vào share 1 chút kinh nghiệm nhé: 
Khi rùa đẻ, thì rùa cái thường đẻ vào chiều tối tới rạng sáng, rùa sẽ bới cát (bới đất trong chuồng). 
Sau khi đẻ trứng, nó sẽ tự lấp đất, lúc đó, nếu để ý bạn sẽ thấy nơi rùa nằm sẽ hơi cao 1 chút, đất bị c
ồn lên cao. Hãy chuẩn bị 1 cái rổ, vào ổ rùa, dùng tay 1 cách nhẹ nhàng bơi đất lên, sau đó bốc trứng ra. Khi bốc trứng thì phải kỹ càng, khi trứng đẻ dưới ổ như thế nào, thì phải xếp trên thau y như vậy, không được quyền cho trứng lăn, nếu trứng lăn thì cái phôi của trứng không đạt hiệu quả cao.
Lấy hết trứng thì đem vào chuẩn bị ấp.
Nhiệt độ lý tưởng để ấp trứng là từ 26 độ C – 29,5 độ C.
Dùng thùng xốp chứa ¾ thùng đất nạc, phơi khô, nhuyễn (hoặc cát cũng được), bới đất theo chiều sâu khoảng 4cm – 5cm, xếp trứng dải đều nhau theo đúng hiện trạng lúc mới đẻ của trứng. Sau đó, lấp đất (cát) lại.
Rùa núi vàng có thời gian ấp nở khoảng 120 ngày – 160 ngày, trong khoảng thời gian đó, 1 tuần nên sắp xếp khoảng 2 ngày từ lúc 8h – 10h sáng để mang thùng xốp ra phơi nắng, trứng mới đạt hiệu quả cao.
Gần đến ngày trứng nở, nhớ thường xuyên thăm trứng, để nếu trứng có nở thì ta phải bươi đất (cát) lên, để khi rùa con ra khỏi vỏ nó hoạt động được, tránh bị ngộp.

THUẦN RÙA NÚI VÀNG NGHE LỜI CHỦ



Một bé rùa mới lấy về mà trước đó ít tiếp xúc với người, thường rất là nhát. Ad đã có 1 bài hướng dẫn cả nhà CÁCH THUẦN RÙA NÚI VÀNG VÀ LÀM QUEN VỚI RÙA NÚI VÀNG NHÁT NGƯỜI vào ngày 24/8 (ai muốn xem cách thuần khi rùa nhát thì vào mục đó xem trước đã nhé). Sau khi rùa núi vàng đã bắt đầu quen hơi người (sau khoảng 2 ngày - 3 ngày, con cà chua nhà mình tốn 2 tuần đấy) thì hãy bắt đầu huấn luyện nó nghe lời chủ nha:
* Cho ăn đúng giờ và theo c
hu kỳ ngày (2 ngày 1 lần, 3 ngày 1 lần, 5 ngày 1 lần tùy độ lớn bé của rùa)
* Khi cho ăn, thì gọi tên bé, ví dụ tên bé nhà mình là: SuSu ơi, SuSu .... rồi bón cho bé rùa ăn (trong lúc bón thì tay phải giữ nguyên vị trí, không đưa đẩy).
* Mỗi sáng khi chuẩn bị đưa bé ra phơi nắng thì gọi nó: SuSu ơi, phơi nắng
* Nếu có thời gian rảnh, thì hãy nói chuyện và thường xuyên gọi tên bé rùa (nó sẽ cảm nhận được và nhớ là không nói chuyện hay làm phiền nó vào buổi tối, vì giấc ngủ tối rất quan trọng đối với rùa).
Cứ làm như vậy trong vòng 3 – 5 tháng, thì đảm bảo 1 điều rằng, bé rùa sẽ biết nghe lời bạn. ^.^ Bé rùa SuSu nhà mình, giờ thả nó xuống, mình ở dưới bếp, chạy đi chạy lại, nó cứ đuổi và theo chân mình hoài, chạy qua, chạy lại nó đuổi theo. Nhưng khi ông xã mình (người cưng nó và hay cho nó ăn nhất) từ trên tầng đi xuống, thì ở bếp, nó nghe thấy tiếng ông xã mình kêu: SuSu ơi, thế là bỏ ngay bà chủ, nó ngoe nguẩy chạy theo hướng ông xã mình ở tít chân cầu thang. Trong nhà nhiều ngõ ngách, ngày trước cho chơi dưới nhà toàn phải đi tìm nó về, giờ thì cứ mặc nó, lúc nào chuẩn bị cho vào chuồng chỉ cần gọi: SuSu ơi, lên nhà là nó bò ra liền à ^^ Chúc cả nhà Trung thu vui vẻ và sớm thuần được bé rùa của mình nha ^.^
Ảnh dưới là chụp hành động của SuSu cục cưng khi thấy anh Hai yêu quý :))

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC CHO RÙA ĂN


Nội dung và hình ảnh đều lấy từ trang TortoiseTrust.org: (Phần dịch của Putabonita của diễn đàn bò sát AQP).


H: Tôi biết là cần phải cung cấp canxi cho rùa, nhưng tôi có thể dùng vỏ trứng không? Tôi đọc được ở đâu đó nói rằng đây là nguồn cung canxi rất tốt.

Đ: Trong thực tế, vỏ trứng không phải là 1 nguồn cung canxi tốt. Nó có thể làm rùa của bạn bị ngộ độc do vi khuẩn Salmonella Có một nguồn cung canxi tốt và an toàn hơn rất 
nhiều , đó là canxi cacbonat. Thứ này ở dạng cục, thô, có thể kiếm được rất dễ rất rẻ, ở những cửa hàng thức ăn vật nuôi. Bạn cũng có thể sử dụng những loại bột bổ sung canxi thêm vào thức ăn, hay bất kì loại thức ăn bổ sung nào cho bò sát không có Phốt pho. Tôi nhấn mạnh rằng hãy TRÁNH SỬ DỤNG TRỨNG GIA CẦM
(khi trứng bị hư thối do khuẩn salmonella sẽ tạo ra khí H2S có mùi đặc trưng mà ta vẫn gọi là mùi trứng thối).

H: Nếu rùa Địa Trung Hải và rùa Hoang mạc không ăn thịt, vậy chúng lấy đâu ra chất đạm (protein)? Tôi tưởng ít nhất chúng cũng phải cần một chút thịt trong khẩu phần ăn thì mới có đủ đạm để sống?

Đ: Bản thân các loại hoa, lá cây, hạt và cỏ chứa đã có hàm lượng đạm hoàn hảo, nhất là với bọn rùa có đường tiêu hóa lên men chậm này. Bạn thử nghĩ về những động vật có vú lớn như voi hay hươu cao cổ xem. Chúng cũng là những loài ăn cỏ và dễ dàng đáp ứng được nhu cầu chất đạm cho bản thân chỉ từ những loại cây, lá mà chúng ăn. Người ta hay hiểu nhầm rằng Thịt = Đạm và Rau củ = Không Đạm. Điều này hoàn toàn không đúng. Một vài loại rau củ thậm chỉ còn có hàm lượng cao đến mức đáng nguy hiểm đối với loài rùa. Cá biệt như cỏ linh lăng, giá đỗ và các loại đậu, đỗ là quá giàu đạm, càng không nên dùng.

H: Tôi dùng đậu phụ để thêm đạm cho rùa được không? Vì nó cũng làm từ thực vật mà.

Đ: Không. Nó quá giàu đạm, và cũng quá nhiều axit phytic. Hơn nữa, đậu phụ quá dễ tiêu hóa và hấp thu nên thậm chí còn hại cho rùa hơn cả các loại đậu, đỗ. Nếu rùa của bạn đã được lên khẩu phần ăn “chuẩn” thì không cần những phần “thêm” kiểu này. Hại nhiều hơn lợi đấy.
H: Tôi có một cuốn sách dạy tôi cho rùa ăn pho-mát và trứng luộc. Thế có được không ạ?

Đ: Bạn có thể chỉ cho tôi xem, trong tự nhiên, lũ rùa kiếm trứng luộc và pho-mát từ chỗ nào không? Không, đừng bao giờ nên cho rùa ăn những thứ đó. Pizzar, burger, kem, bánh mì, sữa, bánh rán, thức ăn cho khỉ, dầu thực vật hay bất kí thứ gì nằm trong hàng chục những thứ không có trong tự nhiên và không hề thích hợp, dù được sách báo hay 1 trang web ất ơ nào đó khuyên dùng, cũng đều xếp vào 1 loại: không cho rùa ăn. Nếu những thứ gì mà trong tự nhiên con rùa đã không ăn, thì khi nuôi nhốt, chẳng có lý do gì, ta lại cố tình mời mọc nó những thứ đó hay tương tự cả. Điều này là không cần thiết và trong đa số trường hợp, hại nhiều hơn lợi.

H: Con rùa nhà tôi có 1 cái gì đó trắng trắng ra cùng với nước tiểu. Người ta bảo tối thế có nghĩa là rùa đã phải ăn quá nhiều canxi rồi – điều này có đúng không?

Đ: Không. Chắc chắn là không. Đấy là axit uric, chẳng liên quan gì đến canxi hết. Chỉ là sản phẩm phụ trong quá trình chuyển hóa chất đạm, xảy ra ở bò sát và chim. Nếu chất trắng đó đặc và dày, có thể báo hiệu 1 trong 2 điều: thực đơn của rùa đã quá nhiều đạm, hoặc nó khử nước (dehydration trong nguyên văn, mình cũng ko hiểu rõ). Đây là hiện tượng thường thấy, nhưng nếu quá nhiều thì bạn cần quan tâm xem xét và thay đổi cách chăm sóc rùa của mình.

H: Thay vì dùng canxi bổ sung, tôi có thể đảm bảo lượng canxi cần thiết cho rùa bằng cách chỉ chọn dùng những loại rau củ quả có hàm lượng canxi : phốtpho lớn hơn 2:1 không??

Đ: Về lý thuyết, có thể. Thực tế, dù sao thì…, chắc là không thể rồi. Cái khó là làm thế nào biết được những thứ mà bạn đã chọn liệu có chứa đủ mức canxi như bạn mong muốn, như bảng thống kê hàm lượng dinh dưỡng nói không? Những thống kê này ko thể phân tích tính toán cụ thể cho từng cây thu hoạch, nên dù cầm cái bảng trong tay thì bạn cũng ko thể biết được 2 mớ cải mới mua hồi chiều có chứa bao nhiêu canxi đâu nhé. Về lý thuyết,những bảng thống kê hàm lượng dinh dưỡng có vẻ ổn, nhưng thực tế chúng chỉ cung cấp con số trung bình xấp xỉ thôi, sai lệch có thể vài %, vài trăm %, thậm chí vài nghìn (tức là sai lệch hàng chục lần). Chắc chắn tôi sẽ không khuyên bạn dựa hoàn toàn vào loại thông tin “trung bình xấp xỉ” này để chăm sóc dinh dưỡng cho người cũng như rùa. Bổ sung canxi cacbonat là phương pháp an toàn 100%, đảm bảo chỉ số canxi cho rùa khôn lớn.

H: Tại sao tôi nên chọn dinh dưỡng bổ sung “không phốtpho” hơn là những loại có tỉ lệ Canxi : phốtpho = 2:1?? Phốtpho cũng quan trọng lắm chứ??

Đ: Đúng, rất quan trọng. Và nó cũng rất phong phú và đầy đủ hàm lượng trong các loại rau rồi, không cần phải bổ sung thêm nữa. Canxi mới là thứ thiếu nghiêm trong trong các khẩu phần ăn toàn rau. Nếu sử dụng dinh dưỡng bổ sung có tỉ lệ Ca:P = 2:1, bạn chỉ làm tăng hàm lượng Canxi VÀ Phốtpho trong cơ thể rùa, trong khi cái ta cần là giữ cơ thể rùa có tỉ lệ tối thiểu là 2 phần Canxi cho 1 phần Phốtpho. Tối thiểu, chứ ko phải tối ưu nhé. Cá nhân tôi luôn hướng tới những thứ có tỉ lệ 3:1. Còn trong tự nhiên, loài rùa tự tìm những thứ có tỉ lệ 5:1 hoặc hơn nữa kìa.

H: Chỉ dùng canxi cacbonat thôi đã ổn chưa?? Có cần quan tâm thêm về những nguyên tố vi lượng khác không?

Đ: Bổ sung canxi cacbonat là một cách an toàn để tránh việc thiếu canxi (miễn là rùa đã có đầy đủ vitamin D3) và hàm lượng đạm trong khẩu phẩn ăn là trong mức cho phép. Bạn hỏi rất đúng, chỉ dùng canxi cacbonat sẽ ko tránh được việc thiếu những nguyên tố vi lượng khác. Đây chính là lý do mà tại sao ngoài việc dùng canxi cacbonat hàng ngày, chúng ta lại phải dùng thêm những loại thuốc bổ sung khoáng chất khác nữa. Những thuốc này chứa rất nhiều những nguyên tố vi lượng mà bữa ăn hàng ngày có thể ko cung cấp cho rùa. Những loại thuốc tiêu biểu là Miner-All và Nutrobal. Tôi dùng những loại ngày vài lần một tuần, và nhìn chung ko xuất hiện những ca bệnh thiếu chất kiểu này. Tôi cho dùng nhiều hơn đối với những con đang lớn và con cái mang trứng.

H: Tôi nuôi 1 con rùa Geochelone Sulcata (còn gọi là rùa chân gai châu Phi, chính là các em Sulcata lừng lẫy mà nhiều cũng mem cũng đang nuôi đấy) và tôi sống ở Arizona. Rùa của tối được ở ngoài trời hầu hết thời gian trong năm. Bé đang sống rất khỏe, nhưng tôi vẫn lo, liệu có càn cung cấp thêm thức ăn bổ sung vitamin D3 vào lượng canxi mà tối vẫn đang luôn cho ăn hàng ngày ko??

Đ: Bạn thật may mắn được sống ở một nơi mà nhiều ngày trong năm có bầu trời trong vắt và tập trung nhiều loại bò sát yêu nắng ráo. Giống như con rùa của bạn, chúng cũng tổng hợp lượng vitamin D3 cần thiết từ UVB trong ánh mặt trời. Ở đây, tối tin là bạn ko cần cho ăn thêm D3 bổ sung nữa. Nếu bạn sống ở xa về phía Bắc hơn nữa, hoặc trong vùng nhiều mây, thì sẽ khác. Ở những vùng như vậy, bổ sung thêm bột dinh dưỡng vào thực phẩm mới là nên làm.

H: Tôi đọc nhiều sách đều nói rằng nên dùng nhiều vitamin A bổ sung thường xuyên??

Đ: Nếu khẩu phần ăn đã chuẩn thì điều này cũng chẳng cần thiết. Chắc chắn là tôi không bao giờ khuyên dùng thuốc bổ sung thuần vitamin A hoặc D đã được làm giàu vì sẽ có khả năng dùng quá liều

H: Thay vì dùng mấy cái thứ đèn UVB đắt tiền đó, tôi có thể dùng loại giọt vitamin D3 “ánh mặt trời dạng lỏng” không?(liquid sunshine D3 drops)

Đ: Tôi tuyệt đối khuyến cáo bạn ko sử dụng những sản phẩm loại này. Chúng tiềm tàng những nguy hiểm làm rùa bị sốc thuốc do quá liều (tương tự như vitamin A ở trên đó). Tránh tuyệt đối.

H: Rùa có thể bị “quá cân” được không?

Đ: Có chứ. Những loài có chu kỳ hoạt động hàng năm ngắn ngủi do ngủ đông, hoặc ngủ hè,(estivation trong nguyên văn, nghĩa là: lịm đi, mê mệt trong mùa hè) , hoặc cả 2, rất dễ bị ảnh hưởng do tình trạng thức ăn thừa mứa. Những loại rùa “năng động” như rùa Russian hoặc rùa Sulcata sẽ ít bị hơn. Tôi đã chứng kiến vài ca rùa béo phì rồi. Trong thực tế, rùa nào mà bị áp đặt 1 khẩu phần ăn ko thích hợp cũng đều có thể bị quá cân, và dính phải chứng gan nhiễm mỡ.

Một chú rùa Russian (Testudo horsfieldii) được nuôi trong chuồng kín (vivarium tank), được cho ăn băng rau diếp và hoa quả. Phần mai rùa bị teo và móp méo nghiêm trọng, hậu quả điển hình của một thực đơn thiếu canxi và/hoặc vitamin D3. Phần mỏ rùa cũng mọc nhọn dài quá mức. Những chuồng nuôi kiểu bể cá không được khuyến khích cho loài rùa cạn. Rất cảm ơn Marty La Prees đã giải cứu và cung cấp hình ảnh chú rùa này. Hiện em rùa đã đang được nuôi trong 1 môi trường thích hợp và với 1 khẩu phần ăn cũng thích hợp không kém. Không may là, phần mai bị biến dạng sẽ không bao giờ phục hồi được nữa.

BỆNH RỮA MAI VÀ CHĂM SÓC MAI RÙA

(Được copy từ bạn Kamaitachi trên immopets)

Shell-rot là gì ?

Shell-rot là khái niệm chung chỉ các bệnh trên mai rùa có thể thấy rõ bằng mắt thường do vi khuẩn, nấm hoặc tảo gây ra. SR thường xuất phát từ những tổn thương hay vết mòn vẹt trên mai, dù chỉ là những vết rất nhỏ. Một vết xây xát đủ sâu là đủ để vi khuẩn hay tác nhân gây bệnh khác chạm đến lớp mô mềm giàu dinh dưỡng bên dưới lớp sừng cứng.
http://forestbabiesrehab

Một vấn đề liên quan khác là SCUD, "Septicaemic Cutaneous Ulcerative Disease" - Nhiễm trùng máu bắt nguồn từ nhiễm trùng ngoài da, tình trạng vô cùng nguy hiểm do vi khuẩn ăn sâu phát tán trong máu. Cái chết đến rất nhanh trong tình huống như vậy. Trường hợp này buộc phải dùng đến kháng sinh tiêm khẩn cấp, tác hại lâu dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Nguyên nhân gây shell-rot
- Đánh lẫn nhau: Một số loài rất hung dữ và thường xuyên bắt nạt những con khác. Vị trí húc nhau thông thường là ở canh bên và trên đuôi - shell rot rất phổ biến. Vì vậy khi nuôi chung phải tính toán trước cẩn thận.
http://blog.lucere-photography.com/wp-content/uploads/2009/08/Tortoise-Fight.jpg
- Vệ sinh môi trường nuôi kém: dung dưỡng rất nhiều vi khuẩn nấm mốc chỉ chực chờ tấn công bất kì vết thương nào trên mai rùa. Chú ý thường xuyên kiểm tra và làm sạch mai rùa - đất hoặc phân thường két lại ở khe và dưới yếm rùa trở thành các ổ bệnh khủng khiếp.
http://i154.photobucket.com/albums/s266/carolscrittercare/11-28-07a.jpg
- Môi trường nuôi sai: Các loài cần độ ẩm cao nếu bị nuôi trong môi trường quá khô, da và mai sẽ nhanh chóng bị rã ra. Ngược lại, các loài ở môi trường khô bị để ở nơi ẩm ướt, lớp sừng bên ngoài bị ẩm sẽ biến dạng và mềm ra, giúp tác nhân gây bệnh thâm nhập vào. Vì vậy, luôn nuôi trong môi trường thích hợp và thật sạch sẽ.
-Kí sinh trùng: ve và kí sinh trùng khác có thể bám vào rùa và tạo ra các vết thương nhỏ nhưng khá sâu giúp vi khuẩn dễ thâm nhập.
-Với các loài rùa nước: nước bẩn. Cần 1 bộ lọc tốt bố trí hợp lý có thể làm sạch mọi ngóc ngách trong bể, không thì phải thay nước thường xuyên và có thể dùng thiết bị sát trùng bằng tia cực tím đặt trong hộp lọc chẳng hạn. Phải cung cấp cho rùa nơi sưởi nắng/đèn thích hợp.

Một số dấu hiệu của shell-rot và điều trị:
- Có mùi hôi
- Có chất dịch tụ lại, thông thường hơi đỏ nhìn thấy được dưới lớp mai.
- Mảnh mai mềm nhũn, bong tróc.
- các vùng nhũn hoặc lỗ nhỏ trên hoặc ngay dưới lớp sừng.
- Lớp sừng bong ra để lộ phần mô mềm.

Đối với shell-rot nhẹ:
Biểu hiện:
-Vết thương nhỏ, không sâu.
-Để ở nơi khô và ấm 1 lúc, vết thương có thể tự khô lại mà không chảy dịch hoặc nhũn ra.
-Có thể có chút gỉ trắng trong các lỗ hoặc vết rữa.
-Rùa vẫn khoẻ mạnh, năng động, mắt trong, ăn uống tương đối bình thường.

Đây là điều phổ biến với rùa nước hoặc bán cạn hoang dã. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết lạnh ẩm, tạo ra nhiều vết mục nhỏ trên mai. Thường thì khi con rùa được tắm nắng đầy đủ, nó sẽ tự khỏi nhưng để lại nhiều vết nát hoặc lỗ nhỏ trên mai.
http://i289.photobucket.com/albums/ll227/vitieubao1/_MG_2566re.jpg
Đa số các trường hợp rữa mai đơn giản, loại bỏ các phần đã rời ra hoặc nhũn nát và làm sạch mạnh tay rất có hiệu quả, nên làm ít nhất hai lần 1 ngày cùng với dung dịch sát trùng. Sử dụng bàn chải đánh răng cũ hoặc chổi sơn móng tay sạch và mềm. Nhẹ nhàng rửa sạch bằng nước sau mỗi lần như vậy. Vết thương cần được giữ khô và thông thoáng vì đa số vi khuẩn hay nấm mốc gây rữa mai đều là sinh vật yếm khí - phát triển tốt trong môi trường thiếu ô xi. Nên che vết vết thương lại bằng vải hoặc gạc mỏng (tránh ruồi chẳng hạn) mà vẫn để không khí lưu thông. Nếu vết thương sâu, lan rộng, nhũn nhoét, chảy nước hoặc máu liên tục, rùa lờ đờ, bỏ ăn, cần phải đưa cho người nhiều kinh nghiệm ngay lập tức.
Các bước điều trị:
-Bước 1: Thay đổi ngay môi trường nuôi - dọn vệ sinh, sửa chữa nơi tắm nắng, ánh sáng. Thông tin chăm sóc cụ thể cho từng loài có đầy trong sách vở và trên mạng.
-Bước 2: Dùng bản chải mềm cẩn thận đánh sạch mai rùa, có thể dùng xà phòng loãng hoặc 1 chất sát trùng. Đánh sạch tất cả đất, mủ, tảo ........ trên mai rùa. Chú ý, những phần ít bị tổn thương, nên đánh nhẹ nhàng thành vòng tròn như cách đánh răng để tránh làm vết thương sâu hơn. Rồi làm khô mai rùa nhanh, có thể dùng máy sấy tóc, nhưng chú ý không để nhiệt độ dến mức nóng rát làm hỏng mai rùa. Nậy bỏ các phần mục rữa trong các lỗ. Khi còn uớt, chúng dính rất chặt nhưng khi khô rồi, có thể lấy ra dễ dàng. Nếu không thể gỡ ra được thì để đấy, nếu chúng thực sự đã mục rữa rồi thì sớm muộn cũng sẽ rời ra.Dùng cây nhíp nhổ hoặc dùng thẻ nhựa cạo bỏ các phần bị bong tróc, tuyệt đối không dùng dao. Làm sạch các phần ục rữa rất cần thiết để thuốc có thể thấm đến phần mô khỏe mạnh chưa bị nhiễm trùng bên dưới. Với các vết thương sâu, con vật thể bị đau khi làm sạch mạnh tay, nên đưa đến thú y và gây mê.
-Bước 3: Sát trùng vết thương với 1 chất diệt khuẩn như oxi già (hydrogen peroxide), Betadine (povidone-iodine) hay 1 số thuốc kháng sinh. Các dung dịch truyền thống có tính sát trùng mạnh diệt khuẩn rất tốt nhưng cũng làm vết thương châm hồi phục vì ''sát'' luôn cả 1 phần mô da. Vì thế, chất sát trùng nên dùng là Nolvasan (chlorhexidine) dễ tìm ở các tiệm thú y, tỉ lệ thông thường là 1% (đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng).http://www.farmgeneral.com/shop/shop_image/product/fcaa50cdf98d965f53d87e3680c17ada.jpgTốc độ hồi phục nhanh hơn trông thấy so với các chất sát trùng khác, vì thế rất đáng công sức bỏ ra tìm kiếm (nuôi nhiều nên dự trữ sẵn trong nhà). Chấm dung dịch vào các vết thương khoảng 10 phút một lần trong khoảng nửa tiếng. Nếu có nhiêud vết thương nhỏ và nông, ngâm có tác dụng tốt hơn. Chú ý để mực nước nông để rùa ngóc đầu lên, vì các chất sát trùng hay kích thích mắt và mũi. Có thể dùng thêm kem chứa bạc sulfadiazine, nhưng đây là món rất khó kiếm và không thật cần thiết.
-Bước 4: Không khí. Đặt ở nơi khô ráo thông thoáng ít nhất 2 tiếng. Hầu hết rùa không bị stress nặng nếu để khô qua đêm (trong môi trường tối hoàn toàn). Vì không khí ngăn chặn tác nhân gây bệnh phát triển, nên để khô càng lâu càng tốt. Nhưng để rùa mất nước và bị stress cũng không tốt, phải cho chúng bơi lội hoặc đầm mình 1 lúc hàng ngày, và lau khô ngay khi lên bờ.
Làm liên tục như vậy 5 -7 ngày, các phần mục rữa thường bong hết, nếu không thì tiếp tục. Làm sạch các phần chết rất quan trọng để đẩy nhanh tốc độ điều trị và giúp hồi phục bình thường. Nếu để lâu vẫn không có tác dụng thì nên tìm ngay 1 pro, vết thương càng để lâu thì càng dễ ăn sâu và phát triển thành SCUD.
Khi rùa đã đủ khỏe mạnh để trả về môi trường nuôi, vẫn phải chú ý cẩn thận, giữ vệ sinh, tạo điều kiện để rùa sưởi và tắm nắng (kể cả yếm cũng phải khô ráo). Bổ sung 1 chút canxi -D3 vào thức ăn nếu thích.
Note: rùa núi vàng, theo kinh nghiệm của 1 số mem, cho ăn lá lược vàng giúp khỏe mạnh hồi phục nhanh, bản thân mình cũng thử và có thấy tác dụng, ít nhất cũng không hại gì. Chưa thử nghiệm với các loại khác. Sau đây là vái tấm hình của 1 mem kì cựu bên ABV (bạn nào hay lượn qua chắc chắn sẽ biết ^^) Chữa trị đơn giản là nhỏ ôxi già và cho ăn lược vàng khoảng 1 2 lá 1 tuần. Lúc mua về đã tàn tật, nát hết 2 chân sau và rìa mai, có cả giòi trong vết thương, có thể nói là vô cùng thê thảm.
Đưa về dc 2 tháng: các phần mục nát đã rụng hết, lộ ra phần xương cứng màu vàng, chỉ là phần xương không thể phát triển được.
http://i290.photobucket.com/albums/ll274/ruaruaxinh/100_1750.jpg
http://i290.photobucket.com/albums/ll274/ruaruaxinh/100_1745.jpg
5 tháng: các mảnh xương chết cũng bắt đầu rời ra.
http://i290.photobucket.com/albums/ll274/ruaruaxinh/Photo0440.jpg
http://i290.photobucket.com/albums/ll274/ruaruaxinh/Photo0443.jpg
http://i290.photobucket.com/albums/ll274/ruaruaxinh/Photo0441.jpg
8 tháng: nguyên vẹn cả mảng sừng được tái tạo lại bên dưới lớp xương đã chết. Phần mới vẫn còn mềm có màu trắng ngà.
http://i290.photobucket.com/albums/ll274/ruaruaxinh/P1844_25-02-10.jpg
http://i290.photobucket.com/albums/ll274/ruaruaxinh/P1845_25-02-10.jpg
http://i290.photobucket.com/albums/ll274/ruaruaxinh/P1847_25-02-10.jpg


Vài ví dụ khác:
http://www.turtlepuddle.org/health/shellrot.JPEG
Một con hộp lưng đen - bị giữ trong môi trường khô quá lâu ở 1 pet shop (do chủ cũ đã chán và kick đi), tạo ra các mảnh mai bong tróc màu trắng đặc trưng của loài này, giúp vi khuẩn có điều kiện thâm nhập vào sâu, tuy nhiên chưa gây ra tác hại gì vì lớp mai bị tróc ra rất khô và thoáng khí. Khi được đưa lại xuống môi trường nước, vi khuẩn bùng nổ gây ra chứng ''khô mục'' (dry shell rot). Các phần hỏng bị loại bỏ sau vài ngày và mai hoàn toàn lành lặn sau 6 tháng.

http://www.turtlepuddle.org/health/dentata.JPEG
1 con rùa lá châu Á (cyclemys dentata) bị ''lãng quên'' ở 1 hàng pet và dc đưa đến thú y. Có 2 mảng trắng lớn trên yếm và vô số lỗ li ti trên mai. C.dentata thích nước mát, sach, hơi có tính axit. Tình trạng mục mai của con rùa này là do để lâu trong môi trường bẩn, nước có tính kiềm nhẹ. Như vậy, độ pH nước cũng là yếu tố quyết định. Nhiệt độ nước không đúng cũng có thể gây ra shell rot, vì thế tìm hiểu kĩ về loài định nuôi là rất quan trọng.

Mai rùa không phải gỗ đá, chúng là các mô sống và rất dễ bị tổn thương. Trên mai rùa có nhiều lỗ li ti, nếu bị chất bẩn bít lại dễ gây ra shell rot. Nên thường xuyên làm sạch mai rùa nhẹ nhàng bằng nước sạch và bàn chải thật mềm, đánh nhẹ nhàng thành các vòng tròn nhỏ để hạn chế gây ra các vết xước, cẩn thận không đánh vào phần khe giữa các miếng sừng trên mai. Trong các khe đó là phần mềm để mai có thể phát triển thêm, đánh mạnh tay vào gây xước xát rất dễ dẫn đến shell rot. Nhưng vì mai rùa trông cứng nhưng thực ra lại rất ''mềm'', cấu tạo bới các mô sống nên cũng có khả năng hồi phục. Đừng vì một con vật bị lỗi mà vứt bỏ, hãy bỏ công sức ra thì chắc chắn bạn sẽ không thất vọng.

BỆNH NHIỄM TRÙNG NẤM GÂY HOẠI TỬ TỨ CHI Ở RÙA VÀ BỆNH THỐI RUỘT


A. BỆNH NHIỄM TRÙNG NẤM GÂY HOẠI TỬ TỨ CHI Ở RÙA
Đây là lần đầu mình thấy bệnh nàyì, có chụp lại 1 số hình ảnh minh họa và cảnh báo mọi người cẩn thận với căn bệnh này. Sau khi được juju bấy bì mang qua :
* Nguyên nhân: Do tác động từ bên ngoài.
* Dấu hiệu bệnh: Ban đầu, chân rùa sẽ rỉ nước, sau đó rụng móng và bóc da từng mảng 1, có mùi hôi thối (chỉ vài tiếng sau sẽ rụng móng tróc da gần như khắp chân).
* Thời
 gian phát bệnh: Cực kỳ nhanh, chỉ trong thời gian 3 ngày là vết nhiễm trùng sẽ ăn cả 4 chân rùa, tốc độ lây lan cũng rất nhanh nên cách ly với các con khỏe mạnh. (Nếu lỡ động vào con bệnh, rồi cầm lại vào rùa khỏe thì nên dùng cồn rửa tay, sau đó tắm rửa sạch sẽ cho rùa khỏe bằng nước muối - muối bình thường không phải muối sinh lý), nếu để quá 3 ngày thì vết thối và nhiễm trùng này có thể ăn sâu vào tận mai rùa.
- Mình đã nhờ 1 em rất giỏi về rùa (em nó chuẩn bị mang bé rùa này tới viện thú y), nhưng sơ sơ về cách chữa như sau:
1. Nếu mới bị bệnh (ngay ngày đầu tiên khi phát hiện), thì hãy xem vết nhiễm trùng có vào tới xương không, nếu chưa vào tới xương thì có thể dùng dao lam, cắt bỏ phần thối đi. Nếu đã vào tới xương rồi, thì nhanh chóng cắt bỏ phần chân bị thương đi. Cách cắt bỏ như sau:
- Buộc dây lên phần đùi rùa thật chặt.
- Dùng lưỡi lam cứa vào khớp chân rùa, sau đó dùng kéo bấm, bấm rời phần chân thối ra.
- Nhanh chóng dùng ampi rắc và dùng bông băng y tế băng vào.
Sau đó, mang bé rùa tới thú y, tiêm kháng sinh cho chó liều mạnh, nhưng số lượng rất ít tầm 3mm cho cả 3 chân còn lại chưa bị lây.
2. Nếu đã bị lây lan sang cả 4 chân (tốc độ lây và thối rữa vô cùng nhanh) thì chỉ còn cách cắt cả 4 chân và tùy số phận của chú rùa, hy vọng chú rùa bé bỏng sẽ gặp may mắn.
B. Thối ruột rùa
- Bệnh này thì chủ yếu làm chủ của rùa ngơ ngác không hiểu sao rùa chết.
- Dấu hiệu bên ngoài: Rùa đi lại bình thường, ăn uống khỏe, hiếu động không có bất cứ dấu hiệu nào hết.
- Bỗng một ngày rùa lăn quay ra chết, mổ xác rùa không phát hiện ký sinh, phổi bình thường, nhưng ruột xanh lè ở phần cuối như bị vỡ mật nhưng mật thì hoàn toàn còn,
- Nguyên nhân: rùa ăn phải vật sắc nhọn, hoặc bị viêm ruột lâu ngày.
- Cách chữa: Hoàn toàn không có.


- Phương pháp phòng ngừa: Luôn dọn sạch sẽ chuồng rùa, không để vật sắc nhọn, có gai vào chuồng rùa. Đồ ăn rửa sạch sẽ và thật vệ sinh.
Dưới đây là hình minh họa bệnh nhiễm trùng nấm gây hoại tử tứ chi ở rùa:








Phương Pháp Dùng Linh Quy Để Tìm Phương Vị Tốt Lành




Theo cổ nhân, Rùa được coi là con vật có giác quan thứ sáu hết sức nhậy cảm nó biết được vị trí tốt đẹp ở trong ngôi nhà nằm ở đâu. Cũng vì vậy mà các thầy bói luôn luôn gieo quẻ bằng mai rùa. Việc nhờ rùa tìm huyệt tốt được chia làm ba bước:


1) Mua một con rùa, rùa càng to càng tốt, chọn được giống rùa kim tiền hoặc rùa cỏ là tuyệt nhất, nhưng các loại rùa khác cũng vẫn được.
2) Bỏ rùa vào trong chậu để nuôi, phải chờ 49 ngày (tối thiểu cũng phải nuôi được 7 ngày) cho ăn bằng thức ăn tốt như cá, tôm…
3) Bắt rùa ra để áp dụng cách tìm huyệt tốt.

Trước hết đặt con rùa chính giữa nhà, rồi quan sát xem rùa bò về hướng nào, khi nào rùa dừng lại ở vị trí nào tương đối lâu, thì chỗ đó chính là huyệt tốt. Tuy nhiên mọi người hãy lưu ý, khi mà đang bò không ai được đi qua trước mặt hoặc quấy nhiễu nó, làm như thế là gây ảnh hưởng đến giác quan thứ sáu của nó, hậu quả là việc phán đoán sẽ sai lầm.

Khi vận dụng phương pháp này để tìm huyệt tốt, thì phải tiếp tục thực hiện thêm:

1) Nuôi cá vàng ở vị trí vừa tìm được, như vậy vận nhà sẽ ngày càng khấm khá thêm, tiền gửi ngân hàng sẽ ngày càng nhiều hơn.
2) Đặt một khám thờ phật ở vị trí tốt lành đó, như vậy tinh thần người nhà sẽ ngày càng hăng hái phấn chấn hơn, sức khoẻ sẽ ngày càng dồi dào hơn.
3) Đặt bàn học cho bọn trẻ ôn tập bài vở ở đó, để các cháu học giỏi, tiến bộ nhanh.

Đây là phương pháp đơn giản mà người xưa đã áp dụng để chọn phương vị đất tốt . Các bạn cũng có thể làm thử đối với ngôi nhà hoặc văn phòng để chọn vị trí tốt lành cho mình .

Chúc các bạn thành công.

Nguồn: Phongthuy.com.vn Tổng hợp !

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

NUÔI RÙA TRONG NHÀ CÓ XUI KHÔNG? AE NÀO CÒN PHÂN VÂN THÌ VÔ ĐỌC NHA

Tình hình là mấy hôm trước, Ngọc có đọc được một bài viết khá là hay ở trên mạng. Chắc một số bạn đã đọc rồi, còn một số bạn chưa đọc. Mình cứ up lên đây, để ai còn thắc mắc về vấn đề nuôi rùa hên hay xui, thì đọc để biết nha (đã được sửa chữa 1 số đoạn cho hợp lý) 

" Đi gặp xà, về nhà gặp quy "

Câu nói trên là kinh nghiệm đúng kết trong dân gian của ông bà ta, hàm ý rằng khi ra đường gặp rắn hay khi về 
nhà gặp rùa đó là chứng tỏ của sự may mắn, bảo bọc vững chắc.

Ngược dòng lịch sử và truyền thuyết

ThụcPhán An Dương Vương sau khi đánh bại 50 vạn quân Tần , được sự giúp đỡ của thần Kim Quy xây dựng thành Cổ Loa và cho 1 cái móng làm nỏ có khả năng bắn vạn quân thù ..... ngày sau lại chỉ rõ người phản bội và cứu ADV trốn đi khỏi sự truy sát .
Thời sau Bình Định Vương Lê Lợi được thần Kim Quy tặng bảo kiếm phá tan giặc Minh bảo vệ bờ cõi và con dân ta....


Nuôi rùa để tạo vận mayTheo Phong thủy, rùa là con vật mang lại may mắn và sự bảo vệ cho gia đình. Vì vậy, để thu hút tài lộc, vận may vào nhà, bạn có thể nuôi rùa. Thời phong kiến Trung Quốc, những gia đình giàu có, quan lại đều có ao rùa. Tại Malaysia, có thể nhìn thấy ao rùa trong đền thờ Kel Lok Si ở đồi Penang và ở cao nguyên Genting.
Rùa được xem là con vật linh thiêng mang lại điềm lành và có năng lực bảo vệ rất mạnh. Vì vậy, bất cứ ai nuôi rùa cũng đều có thể hưởng được sự may mắn do rùa mang lại.




Nếu rùa bạn nuôi bị chết??Nếu rùa chết, bạn không nên lo lắng, chịu khó thay ngay con khác. Lý do là rùa chết tức đã làm xong nghĩa vụ bảo vệ gia đình bạn. Hãy mua tiếp 1 con nữa để nó có thể tiếp tục sứ mệnh bảo vệ gia đình bạn.

(mà cũng đừng lo- rùa là lòai sống cực dai và cực lâu)


Bạn muốn 1 con rùa?? Tại sao không ?


Bạn đi chơi suốt ngày ?
Bạn buồn ?


Bạn cần một nơi để chia sẻ bí mật mà không bao giờ lo bị bật mí ?


Bạn muốn thể nghiệm sự chăm sóc và yêu thương ?

...

Cái bạn cần là một con vật nuôi !


Vậy hãy chọn một trong các con vật nuôi thông dụng như Chó, Mèo, Gà, Chuột, Ếch, Cá Cảnh, Chim...
Bạn không có thời gian để chăm sóc những loài chim, ếch, cá cảnh ?

Bạn không đủ không gian để nuôi mèo, chó ?

Bạn sợ chuột và các con vật nhỏ khác ?



Xin đừng vì thế mà tặc lưỡi lắc đầu khi nghĩ về việc nuôi 1 con thú cưng.


Hãy nghĩ đến 1 con rùa xem :


Một con rùa đảm bảo cho bạn hầu hết những đức tính cần thiết của 1 con vật nuôi hoàn hảo


Này nhé:


Rùa ăn rất ít, hiển nhiên cũng rất ít khi đi toilet, chỉ cần bạn bỏ ra 1 ít thời gian để đầu tư cho bé, tự tay set up 1 cái chuồng nho nhỏ xinh xinh cho bé :) rất là vui nha

Rùa có 1 cái mai trứ danh, và khả năng rụt đầu rụt đuôi siêu tốc, bởi vậy cứ yên tâm là nó hầu như chẳng bao giờ bị thương vì những sơ ý nho nhỏ của chúng ta

Rùa rất ít chạy, và có chạy cũng khá chậm, không có chuyện nó húc đổ đồ đạc hoặc cần một không gian lớn để quậy phá.


Rùa hoàn toàn không tạo nên những tiếng tru tréo, ầm ĩ vào thời điểm nhạy cảm như giờ ăn, giờ ngủ hoặc vào những lúc bạn cần sự yên tĩnh.


Rùa khoái chui vào 1 xó hoặc lởn vởn quanh những chân bàn, chân tủ hơn là ba chân bốn cẳng đào tẩu mỗi khi được thả xổng. Bạn sẽ không phải mang mặc cảm cầm tù 1 con vật giống như hầu hết những loài thú nuôi khác.
Rùa có 1 cái mai trứ danh, và khả năng rụt đầu rụt đuôi siêu tốc, bởi vậy cứ yên tâm là nó hầu như chẳng bao giờ bị thương vì những sơ ý nho nhỏ của chúng ta.

Bởi những điều hay hớm đó.


Rùa hoàn toàn xứng đáng là loài vật cao quý nhất trong số những loài vật trên đời này.
Nhưng liệu con rùa có khả năng trở thành 1 người bạn tri kỷ như chó mèo???


Được, Hoàn toàn được!


Nếu bạn muốn vuốt ve ? - Ok, cái mai trứ danh đủ láng o để bạn vuốt ve nựng nịu.


Nếu bạn muốn ôm thú nuôi và nói cho nó nghe những điều bí mật? - Càng dễ, Rùa không bao giờ chạy nhông lên và kêu gào loạn xạ như bọn chó mèo hay chim cá . Nó sẽ nằm im và nghiêng đầu nghe ngóng.


Bạn cần gì hơn 1 kẻ luôn sẵn sàng lắng nghe một cách nghiêm túc?


Bạn thường đi chơi và ít thời gian chăm sóc? - Sau một tháng du lịch trở về, bạn nhấc con rùa lên và nói: Chào mày!


Bạn muốn một con vật nuôi độc lập, có sự lạnh lùng và cao ngạo? - Hãy nhìn vào mắt nó, con rùa sẽ cho bạn biết cái kiểu lườm đặc sắc có 1 không hai của loài vật có tên trong Tứ Linh là thế nào.


Bạn muốn nuôi một con vật mà không muốn... giải quyết hậu quả của nó? - Thử tưởng tượng xem
Điều cực kì đặc biệt và thuận lợi cho tất cả mọi người là diện tích nuôi em nó ko cần rộng như chó ,mèo, gấu, sư tử, chỉ 1 khỏang sân nhỏ, hay 1 góc phòng đã là nơi trú ngụ cực kì lý tưởng cho các e nó vì đặc tính thích bóng râm nên bạn ko lo nó bò chạy nhong nhong mất mà chỉ cần tìm góc giường kệ tủ ^^ .
Ba mẹ bạn ko cho nuôi thú kưng vì chật ? Vấn đề đã được giải quyết .
ba mẹ bạn ko cho nuôi vì sợ chết ? Rùa sống cực dai bạn nhé
Ba mẹ bạn ko cho nuôi vì sơ dơ dáy hôi hám ? Chúng rất sạch sẽ là khác ^^




RÙA TRONG PHONG THỦY

1. Tính ngũ hành của các loại rùa

a. Cung thủy: hộp lưng đen và đầu to
                                                   Đầu to
Hộp lưng đen




b. Cung kim: núi viền
                                                      Núi viền


c. Cung hỏa: hộp trán vàng(rùa hoa)và hộp ba vạch 
                                                Hộp trán vàng
Hộp Ba vạch (Rùa vàng)



d. Cung mộc: sa nhân và rùa lá 
                                               Rùa sa nhân
Rùa lá



e. Cung thổ: núi vàng
                                                        Núi vàng
                                      

2. Cách trấn yểm bằng rùa theo hướng và theo cung mệnh

a. Hướng bắc

- Nếu trấn khí xấu thì dùng núi vàng

- Muốn nghinh thủy thì dùng lưng đen hoặc đầu to

b. Hướng tây

- Muốn trấn khí xấu thì dùng hộp trán vàng 

- Muốn có gò bạch hổ thì dùng núi viền

c. Hướng đông 

- Muốn trấn khí xấu thì dùng núi viền

- Muốn có thanh long thì dùng sa nhân và rùa lá

d. Hướng nam

- Rất ít người trấn hướng này .đặc biệt một số người mệnh hỏa quá vượng thì mới dùng rùa

3. Một số bộ đa /hộp trán vàng hặc ba vạch/ núi viền/ núi vàng

a. Tứ quý: sa nhân/núi viền /núi vàng/đầu to (rùa cú)

- Đây là hai bộ những gia đình quyền quý hay nuôi 

b. trừ tà ma, đất nặng thầy phong thủy làm bùa yểm bằng rùa sa nhân

c. Cầu thọ những gia đình không có người thọ họ mua rùa núi về nhờ thầy làm lễ để nuôi cầu mong ông bà trường thọ

d. Cầu danh người xưa bắt 4 con rùa về kê chân tủ sách cầu cho con cháu học hành thi cử gi danh bảng vàng 

e. Cầu tài những nhà kinh doanh trung quốc vẫn nuôi 1 con rùa vàng tại nhà hoặc chỗ làm để cầu tài lộc

g. Cầu tự những nhà hiếm muộn hay lên chùa phóng sinh rùa cầu con cái

CÁCH CHỌN RÙA KHOẺ CHO NGƯỜI MỚI CHƠI RÙA


Bài này, đã được mình post trên topic của YTC nhưng mình vẫn post tại đây, cho mọi người cùng xem nhé:
1. Chọn bé rùa bò khoẻ, dạn người, móng sắc đầy đủ, có dáng đi vững vàng. (Đối với những bé nhút nhát thì bạn nên xem 4 chân bé có đều nhau hay không, có chỗ nào sưng lên bất thường hay không, khi bạn kéo chân bé co duỗi, bé có phản ứng hay không).
Đối vớ
i 1 số loại khá nhát lúc mới đầu, thì hãy cầm rùa, lắc lắc nếu rùa co rụt chân lại thì ok. Hoặc những con chân bị doãi ra khi lắc, thì hãy sờ vào chân xem có co vào được không nhé.
2. Kiểm tra xem da chân, da mặt bé có bị mảng trắng (nấm) bám vào hay bị lở loét hay không? Còn về mắt rùa, thì hãy chọn những bé mắt không bị lõm vào, hoặc là bị kéo màng mắt, bị dị tật(Không nên chọn những bé mà mắt bị sưng to màu đỏ, lờ đờ).
3. Bạn sờ khắp yếm và mai rùa, xem có chỗ nào bị mềm hay là có vết loang đỏ như chảy máu hay không. Nếu có vết đỏ và mềm ở trên mai hoặc yếm, thì bé rùa nhà bạn có thể bị thối mai hoặc thối yếm rồi đấy.
4. Nếu có thể, hãy kiểm tra phân rùa nhé. Nếu rùa không đi vệ sinh, bạn có thể xem phía đuôi rùa sưng và ẩm ướt, ngửi thấy mùi hôi thì rùa dễ bị tiêu chảy lắm. :) (Thấy được phân rùa thì tốt, ko thì chủ yếu về trị cho bé cũng được)
5. Đối với những loại rùa nhỏ như rùa lá thì size > 10cm là size trưởng thành, nhưng đối với núi vàng và 1 số loại rùa khác, thì size 6 - 9cm vẫn còn baby và đề kháng yếu lắm, nên các bạn hãy chọn con nào size càng to, thì sức đề kháng của nó sẽ càng lớn hơn các bạn nhé.
6. Đối với rùa bị sứt hoặc xước mai, thì rùa không thể liền lại như cũ các bạn nhé (rất lâu sau sẽ mọc lên lớp sừng trông không đẹp)
7. Còn nếu rùa bị mất móng, các bạn xem nếu móng cùn thì có thể mọc được, chứ nếu trên da láng o không còn lớp sừng, thì chắc chắn không mọc lại được đâu nhé.