Rua Nui Vang
Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013
Top 10 điều kỳ quặc của rùa
[COLOR="#006400"][SIZE=4]Tác giả: Patrick J. Kiger, HowStuffWorks.com
Vâng, rùa là một loài kỳ quái. Chúng đẻ trứng, da có vảy và suốt ngày mang trên mình 1 cái vỏ cứng nặng trịch. Chúng như một ông già: đi lại chậm chạp, cái đầu nhăn nheo và hói.
Mỗi khi sợ hãi thì chúng dùng cái năng lực độc nhất vô nhị : rụt đầu vào cổ.
Nhưng chưa hết. Một số trong chúng còn có thể kỳ quái được hơn thế nữa.
10.Mai rùa: nhìn vậy mà không phải vậy.
Mai rùa có vẻ ngoài như một bộ giáp của cơ thể, nhiều người vẫn nghĩ chúng giống như kiểu giáp của Iron Man vậy. Nhưng thực ra, mai rùa được cấu tạo từ khoảng (ít nhất) 50 mảnh xương, là phiên bản tiến hoá của xương lồng ngực và xương sống. Vậy nên đừng tin vào những gì mà bạn xem trên phim hoạt hình, rùa không thể cởi bỏ và chui ra khỏi mai của mình, cũng như bạn ko thể thoát khỏi lồng ngực và xương sống của bạn vậy.
Cấu tạo của mai gồm 2 phần chính: phần trên, tấm mai trên (caparace), và phần dưới gọi là yếm (plastron), hợp với nhau bởi những miếng xương nối. Vài loại rùa mà mai có những khớp chuyển động được , thường ở yếm, cho phép mai rùa khép mở thậm thụt khít khao. Mai rùa cũng có những dây thần kinh và mạch máu, vì vậy nếu phần mai bị thương, rùa cũng có thể chảy máu và thấy đau.
[URL=http://s1242.photobucket.com/user/vip_tumi/media/rua%20can/541649_243354965804490_1989277567_n_zps2d89c30b.jpg.html][IMG]http://i1242.photobucket.com/albums/gg526/vip_tumi/rua%20can/541649_243354965804490_1989277567_n_zps2d89c30b.jpg[/IMG][/URL]
9. Rùa đã đặt chân lên mặt trăng trước con người.
Tháng 9 năm 1968, LB Xô Viết đã phóng vệ tinh thăm dò Zond 5 lên quỹ đạo mặt trăng và kiểm nghiệm các điều kiện tiền đề cho những phi vụ lên mặt trăng sau này của các phi hành gia. Ngoài 1 con rôbot hình người to như thật có chức năng phát hiện phóng xạ, một số sinh vật sống cũng trở thành hành khách của tàu thăm dò này, trong đó gồm một cặp Russian tortoise mà báo chí lúc đó lại miêu tả là turtle. Sau một tuần ngoài không gian, Zond 5 trở về Trái Đất, bất chấp 1 lỗi nghiêm trọng về xác định độ cao, thành công rơi xuống Ấn Độ Dương.
Cùng với những sinh vật khác, cặp rùa được giải cứu và mang về LB Xô Viết để nghiên cứu. Người ta thấy, chúng bị mất 10% cân nặng, và có sự thiếu hụt sắt và glycogen, và lá lách có 1 vài biến đổi. Dù vậy, cặp rùa vẫn khoẻ mạnh, năng động, ăn uống ngon lành (theo NASA)
chú thích :glycogen là 1 nguồn tích trữ năng lượng từ carbonhydrate, có nhiều trong cơ và đặc biệt là gan, năng lượng này được sử dụng khi cơ thể đột ngột cần lượng đường glucose lớn, ví dụ điển hình là khi luyện tập với cường độ cao trong thời gian ngắn
8. Alligator snapping turtle dụ mồi bằng lưỡi.
Một trong những loài kinh khủng nhất của thế giới hiện đại, alligator snapping turtle, Macroclemys temminckii, loài rùa nước ngọt lớn nhất ở Bắc Mỹ. Chúng có thể dài tới 75cm, nặng 90 kg, có bộ hàm cực khoẻ, cái mỏ sắc nhọn, bộ móng như móng gấu và cái đuôi dài lực lưỡng. Trong thực tế, AST có ăn thực vật, vài loại rong rêu tảo, nhưng chủ yếu chúng vẫn là loài ăn thịt, thực đơn của chúng là tất cả những động vật nhỏ hơn chúng : cá, ếch nhái, rắn, giun, ngao sò ốc hến, tôm cua, và cả những con rùa nhỏ.
AST bắt mồi bằng phương pháp dụ khị đã tiến hoá thích nghi hàng chục triệu năm: một phần của cái lưỡi sẽ ve vẩy, rập rờn, trông cực giống 1 con giun. Tôm cua cá nào mất cảnh giác mà chui thẳng vào hàm của AST sẽ bị cặp hàm nghiền nát và nuốt trọn sau vài giây.
7. Chúng vẫn kêu được, dù không có dây thanh quản
Rùa nuốt hoặc đẩy khí ra khỏi phổi để tạo ra tiếng kêu, bằng cách này, rất nhiều loài rùa đã tạo ra tiếng kêu rất đặc trưng. Redfoot tortoise ở Nam Mỹ (chelonoidis carbonaria) phát ra tiếng cục cục như gà con. Những con đực của loài rùa Travancore ở Đông Nam Á (Indotestudo forstenii) kêu rên rỉ cao chói lói như tiếng mô-tơ điện khi đi tìm bạn tình. Giant musk turtle ở Trung Mỹ (Staurotypus savinii) thì ăng ẳng như chó mỗi khi giật mình hay bị tấn công
Nhưng âm thanh kỳ quặc nhất thuộc về những con rùa biển leatherback cái (Dermochelys coriacea - loài rùa lớn nhất thế giới), khi đào tổ đẻ trứng, chúng phát ra những tiếng kêu rất thiếu nữ tính, dễ liên tưởng đến tiếng ợ của người (theo Turtles: An Extraordinary Natural History 245 Years in the Making)
6. Con đực ngửi đuôi để chọn bạn gái.
Trong khi con người có những cách chọn đối tượng khá ngớ ngẩn và nhiều khi ko hiệu quả, thậm chí phản tác dụng , kiểu như dựa trên khả năng nhảy nhót hay lá số tử vi thì cách chọn bạn gái của rùa bằng cách ngửi hít phần đuôi của những con cái có vẻ hợp lý, chưa đề cập đến việc chuẩn hay không.
Vì cơ quan sinh dục của rùa của 2 giới đều ẩn bên trong một cái lỗ mà vừa dùng để sinh sản vừa dùng để ị đái, thật khó để nhận ra bằng mắt thường rùa nào là zai, rùa nào là gái. Nhưng cả rùa cạn và rùa nước đều có khứu giác cực nhạy. Theo sách Turtles: An Extraordinary Natural History 245 Years in the Making,để tìm bạn tình, con đực dựa vào mùi pheromone , 1 chất hoá học nhận dạng, ẩn trong cái huyệt "ấy ấy" của rùa cái. Rùa dựa dẫm vào mùi đến mức, người ta ghi nhận trường hợp 1 cháu redfoot trai cố "uỵch" một miếng rau xà lách mà một em mỹ miều vừa trèo qua (theo Behavior of Exotic Pets)
[URL=http://s1242.photobucket.com/user/vip_tumi/media/rua%20can/909008_182465518574002_1002124686_n_zpsa7cf19af.jpg.html][IMG]http://i1242.photobucket.com/albums/gg526/vip_tumi/rua%20can/909008_182465518574002_1002124686_n_zpsa7cf19af.jpg[/IMG][/URL]
5. Chúng không có tai, nhưng có thể nhận biết âm thanh tần số thấp.
Rùa không có tai ngoài, nên có thể bạn sẽ cho rằng chúng hoàn toàn điếc đặc, nhưng thật ra điều này không hoàn toàn chính xác. Đúng là khả năng nghe của rùa không thể bằng được người hay nhiều loài khác. Nhưng chúng có thể cảm nhận được những loại âm thanh nhất định. Các nhà khoa học sử dụng kính hiển vi để nghiên cứu cấu tạo tai của rùa biển và thấy tai giữa của chúng có 1 màng dày, rất giống màng nhĩ, có tác dụng hạn chế khoảng âm tần chúng nhận biết được. Đây là kiểu thích nghi cực hiệu quả cho kiểu nghe truyền âm qua xương ở tần số thấp, (theo Behavior of Exotic Pets) Theo chuyên gia bò sát Melissa Kaplan, nói chung rùa có khả năng nhận biết âm thanh trong khoảng 50 đến 1500 Hz (ở người là 20 đến 20000 Hz), nhưng chúng không thể phân biệt âm lượng to nhỏ như con người. Ví dụ như loài Clemmys guttata, còn gọi là spotted turtle - rùa đốm, giỏi lắm chỉ nghe được mức to nhất là 4 DB, trong khi ở con người chúng ta có thể nghe được mức âm lượng tới 120 DB.
Vậy chốt lại là, cái trình nghe của rùa không chỉ ko đủ để thưởng thức được các sắc thái âm thanh bản giao hưởng số 2 của Mahler, nó còn chẳng đủ tốt để giúp rùa nhận ra kẻ địch nào đang tiến lại gần.
4. Rùa đã có mặt từ thời xa xưa cũ kỹ của khủng long
Trong lịch sử tự nhiên, rùa và khủng long xuất hiện và phát triển gần như cùng một thời kỳ. Hóa thạch cổ xưa nhất của rùa được phát hiện, Odontochylys semitstacea, ước tính có từ 220 triệu năm trước, nghĩa là khoảng 23 triệu năm sau hóa thạch họ hàng khủng long sớm nhất được phát hiện, Asilisaurus kongwe. Con rùa cổ đại này có một phần vỏ cứng che bụng, nhưng ko phát triển mở rộng để che được hoàn toàn phần lưng như rùa bây giờ (theo National Geographic).Đáng kinh ngạc là, vẫn có một vài loài rùa đã tồn tại từ thời khủng long cho đến nay. Pelomedusidae, 1 họ rùa nước ngọt bản địa của Đông và Nam Phi, xuất hiện lần đầu từ khoảng 120 triệu năm về trước. Loài rùa cạn đầu tiên xuất hiện trên đất liền vào đầu Kỷ Đệ Tam 65 triệu năm trước, rất nhanh sau khi khủng long biến mất hàng loạt. Trong lòng biển, loài rùa biển cổ xưa nhất còn sót lại đến giờ là Cheloniidae, chúng đã có mặt từ 55 triệu năm trước, theo Turtles of the World
3. Không cần cơ hoành, rùa vẫn thở được.
Hầu hết động vật có xương sống sử dụng cơ hoành để hít vào và thở ra, cơ hoành co và giãn theo mỗi nhịp thở làm giãn nở các xương sườn. Rất dễ để nhìn ra một người/vật đang thở nếu nhìn theo chuyển động cơ thể. Nhưng rùa thì ko có cơ hoành, và điều này thì hoàn toàn chẳng phải là vấn đề gì lớn đối với rùa. Độ cứng của mai liên kết các xương sườn và ko cho phép chúng giãn nở để thở. Thay vào đó, rùa cử động chân hoặc cổ, và sử dụng những cơ khác có liên kết với thành xoang phổi để thở. Vài loài rùa có những cơ đặc biệt nằm giữa chân và phổi để giúp cho việc thở, hoặc có thêm những chiêu khác để giúp chúng ở lâu hơn dưới nước. Theo cuốn sách Turtles: An Extraordinary Natural History 245 Years in the Making, có những loài rùa dùng cách thở qua hầu, chúng lấy nước vào miệng và đẩy ra ngoài qua lỗ mũi, trên đường đi, nước giàu oxi sẽ đi qua và thẩm thấu tại phần mao mạch dầy đặc trong cổ, cho phép bổ sung oxi trực tiếp vào máu.
[URL=http://s1242.photobucket.com/user/vip_tumi/media/rua%20can/whattofeedadeserttortoise1_zpsd1175292.jpg.html][IMG]http://i1242.photobucket.com/albums/gg526/vip_tumi/rua%20can/whattofeedadeserttortoise1_zpsd1175292.jpg[/IMG][/URL]
2. Chúng cũng có màu sắc yêu thích.
Giống như con người, rùa là loài sử dụng nhiều đến thị giác. Chúng dựa vào thị giác để nhận ra những con cùng loài, thức ăn, hay những nguy hiểm tiềm tàng như thú săn mồi. Rùa biển phụ thuộc vào thị giác đến mức, nếu bị bịt mắt lại, chúng còn chẳng tìm được đường xuống nước.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, rùa ko chỉ nhận biết được màu sắc, mà có những màu nhất định - đỏ, cam, vàng - có vẻ đặc biệt kích thích đối với chúng. Khi nhìn thấy một vật thể gì có màu như vậy, chúng sẽ có hành vi "điều tra xem xét", liệu thứ đó có đáng được ăn hay không. (theo Turtles: An Extraordinary Natural History 245 Years in the Making)
1. Có 1 loài rùa nên gọi là rùa hôi....
Đó là Pelomedúa subrufa, còn gọi là African helmeted turtle (nôm na là rùa đội mũ bảo hiểm xứ châu Phi), loài rùa phân bố rộng rãi nhất châu Phi. Chúng được tìm thấy ở mọi ngóc ngách phía Nam sa mạc Sahara. Chúng đi thành từng bầy à ăn bới ăn móc đủ thứ, từ bọ kí sinh trên thân tê giác đến chim non và động vật có vú nhỏ (theo Turtles of the World ). Chúng tấn công vịt con bằng cách dìm nó xuống nước, và rỉa sạch mồi của người đi câu - vì điều này mà chúng ko được nhiều người yêu mến lắm.
Nhưng những em rùa mang mũ bảo hiểm này nổi tiếng nhất ko phải vì tư cách đạo đức kém mà là chính là mùi của chúng. Cái mùi thật kinh kinh kinh tởm. Dưới chân chúng có 4 tuyến chuyên tiết ra cái mùi hôi này, rất hiệu quả để đẩy lui lũ ngựa và cả người nữa (theo International Wildlife Encyclopedia) Nhưng bất chấp cái mùi ko dễ chịu đó, vào mùa mưa người dân châu Phi đôi lúc cũng moi lũ rùa này lên khỏi ổ bùn của chúng để lấy làm thức ăn. Dù vậy, trên người lũ rùa cũng ko mang nhiều thịt lắm - có lẽ là 1 cách thích nghi để làm nản lòng những người săn bắt chúng.
[/SIZE][/COLOR]
Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013
Tổng hợp 26 loại rùa Việt Nam
Tổng hợp 26 loài rùa ở Việt Nam
Nguồn lấy từ Baodatviet.vn dùng để lưu trữ và tham khảo
Dưới đây là tổng hợp về phương pháp nhận dạng 26 loài rùa ở Việt Nam, dựa trên hình ảnh và tư liệu của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV), Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương (TCC) và Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP).
Ba ba gai (Palea steindachneri) có mũi dài, mai có màu nâu đến xám với nhiều nốt sần không đều, yếm gần như trắng toàn bộ (có vài vết mờ hoăc lốm đốm), cá thể non có một viền trắng nhạt màu từ sau mắt đến đầu. Đặc điểm phân biệt rõ ràng với các loài ba ba khác là có các vết gấn da sần ở cổ, rìa trước và trên mai có nhiều nốt sần (1).
|
Ba ba Nam bộ (Amyda cartilaginea) có mũi dài, mai màu nâu hoặc xám, khá nhẵn, đầu có các đốm màu vàng, yếm màu trắng, cá thể non có các chấm hoặc đốm màu vàng trên mai. Đặc điểm phân biệt rõ ràng với các loài ba ba khác là có các nốt sần dọc rìa trước của mai (1).
|
Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis) có mũi dài, mai và thân màu nâu hoặc xám xanh, cá thể trưởng thành có yếm màu trắng hoặc vàng tươi kèm đốm màu đậm đối xứng, cá thể non có yếm màu cam. Phân biệt với ba ba gai và ba ba Nam bộ ở chổ không có nếp da gấp ở cổ và nốt sần trên mai.
|
Giải (Pelochelys cantorii) không có mũi dài như ba ba, mặt giống con ếch, mai hình tròn màu nâu, yếm trắng, vùng da quanh cổ (1) kéo dài ra phía sau cùng với phần rìa trước của mai.
|
Giải sin-hoe hay rùa hồ Gươm (Rafetus swinhoei) có mai màu nâu đến xám, mũi ngắn hơn mũi ba ba, đầu và cằm màu vàng với các đốm hoặc vằn màu đậm, ở trên đỉnh có màu tối hơn.
|
Rùa ba gờ (Malayemys subtrijuga) có mai màu sẫm với ba gờ rõ ràng, đầu khá lớn với những sọc trắng quanh mắt (1), yếm cứng, màu vàng có đốm đen.
|
Rùa bốn mắt (Sacalia quadriocellata) có mai hình ô-van màu xám đậm đến nâu, viền mai nhẵn, đầu có 4 mắt giả (1), mắt giả của cá thể đực màu xanh nhạt, mắt giả của cá thể cái và con non màu vàng, yếm cá thể cái màu vàng nhạt hoặc kem, yếm cá thể đực màu cam.
|
Rùa câm (Mauremys mutica) có mai màu nâu hoặc nâu gụ, đầu màu nâu xám, hai bên má màu vàng nhạt, trên đầu có hai sọc màu vàng nhạt, yếm màu vàng có các tấm đen ở mỗi tấm yếm.
|
Rùa cổ bự (Siebenrockiella crassicollis) có mai đen tuyền, đầu có một chấm lớn màu trắng nhạt (1) phía sau mắt và một vài chấm mờ khác xung quanh miệng và cằm, yếm màu đen hoặc gần đen toàn bộ với các đốm đâm bao phủ mỗi tấm yếm.
|
Rùa cổ sọc (Mauremys sinensis) có mai màu xanh xám đến đen, đầu và chân trước có nhiều đường sọc mảnh đặc trưng (1), yếm có màu tối, mỗi tấm yếm có viền nhạt.
|
Rùa đất lớn (Heosemys grandis) có mai màu nâu đen, cá thể trưởng thành thường có một gờ màu vàng nhạt (1) dọc sống lưng trên mai, đầu có những chấm cam và đen, yếm màu vàng, có khi có hình dẻ quạt tỏa ra từ góc tấm yếm.
|
Rùa đất Pulkin (Cyclemys pulchristriata) có mai màu xám đến nâu, rùa trưởng thành có sọc màu vàng nhạt hoặc vàng cam ở đầu và cổ, yếm vàng, có thể có sọc hoặc đốm, cá thể trưởng thành có bản lề (1) trên yếm cho phép chúng đóng một phần cơ thể bên trong mai.
|
Rùa đất Sêpôn (Cyclemys oldhamii) có mai màu xám, nâu tối hoặc đen. Con trưởng thành có sọc màu vàng nhạt hoặc vàng cam ở cổ, yếm màu đen đặc trưng, có bản lề (1) như rùa đất Pulkin.
|
Rùa đất Spengleri, còn gọi là rùa lá, rùa vàng Tam Đảo (Geomyda spengleri) có mai màu cam, nâu xám hoặc nâu nhạt, trên mai có ba gờ cao (1), viền sau mai có răng cưa, mắt lồi to, con ngươi tròn màu đen, yếm màu đen có hai vạch vàng hai bên.
|
Rùa đầu to (Platysternum megacephalum) có mai màu nâu đen, thuôn dài và dẹt, đầu rất to và không thể thụt vào mai (1), hàm trên kéo dài thành mỏ, đuôi dài (2) gần bằng chiều dài thân. Con non có màu vàng cam và có sọc vàng nhạt trên đầu.
|
Rùa hộp ba vạch, còn gọi là rùa vàng (Cuora trifasciata) có mai màu nâu đỏ với ba vạch đen (2) trên đỉnh, đỉnh đầu vàng nhạt với các sọc đen hai bên mặt, các chi và da thường có màu cam, tấm bản lề (1) ở yếm cho phép rùa đóng một phần cơ thể bên trong mai.
|
Rùa hộp lưng đen (Cuora amboinensis) có mai hình vòm giống cái mũ bảo hiểm, màu đen, có soc vàng (1) chạy từ mũi đến cổ, các đường sọc từ hàm và mắt ghép lại với nhau phía sau tai (2) trước khi chạy xuống dưới cổ, yếm màu vàng, thường có chấm đen, có tấm bản lề (3) cho phép rùa đóng kín cơ thể bên trong mai.
|
Rùa hộp trán vàng miền Bắc (Cuora galbinifrons) có mai màu vàng gồ cao với các hoa văn đen có hình dạng khác nhau tùy theo cá thể, đầu màu vàng có đốm đen, yếm màu đen có bản lề (1) giúp đóng kín cơ thể trong mai.
|
Rùa hộp trán vàng miền Trung (Cuora bourreti) cũng có bản lề (1) ở yếm nhưng mai thuôn dài hơn, ít hoa văn hơn hai loài miền Bắc và miền Trung.
|
Rùa hộp trán vàng miền Nam (Cuora picturada) có hình dáng bên ngoài tương tự rùa hộp trán vàng miền Bắc với mai gồ cao, yếm có bản lề (1). Điểm khác biệt là ở màu sắc mai nhạt hơn, ít hoa văn hơn, yếm vàng có chấm đen.
|
Rùa núi viền, còn gọi là rùa ce tăng (Manouria impressa) có mai màu vàng nhạt đền nâu hoặc xám với các đường viền giống răng cưa ở viền mai trước và phía sau, các tấm trên mai phẳng hoặc lõm xuống, đầu lớn màu vàng nhạt đến xám đen, chân lớn, có vảy dày, yếm màu vàng, có thể có nhiều vệt đen, hai chân sau có hai cái cựa (1) rất đặc trưng.
|
Rùa núi vàng, còn gọi là rùa đá, rùa gối (Indotestudo elongata) có mai dài gồ cao với màu vàng có đốm đen, đầu màu vàng thẫm, yếm cũng có màu vàng với các đốm đen.
|
Rùa răng (Heosemys annandalii) có mai thuôn dài màu xám đậm đến đen, đầu nhỏ màu vàng nhạt có các đốm đen, hàm có khứa hình răng (1) đặc trưng, yếm đen có dải vàng ở giữa hoặc vàng với vệt đen phía ngoài.
|
Rùa sa nhân (Cuora mouhotii) có mai màu nâu nhạt đến vàng nhạt hoặc xám, dọc mai có ba gờ (1) rõ ràng, đỉnh mai phẳng (2), thường có màu sáng hơn hai bên, cuối mai có rìa răng cưa, yếm màu vàng có vạch đen ở rìa xen lẫn các vạch tối màu, có tấm bản lề (3) để đóng một phần cơ thể. Mắt rùa sa nhân có màu đỏ.
|
Rùa tai đỏ (Trachemys scripta elegans) không phải rùa bản địa nhưng đã có mặt tại nhiều ao hồ ở Việt Nam. Chúng có mai màu xanh, vàng xám hoặc thẫm tối với nhiều hoa văn, sau hai mắt có vệt đỏ (1), yếm màu vàng có các đốm tối trên mỗi tấm yếm, cá thể non có màu xanh nhạt. Đây là một trong những loài xâm thực nguy hiểm được đề nghị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.
|
Rùa trung bộ (Mauremys annamensis) có mai màu nâu đen hình ô-van, không gồ cao, đầu có hai hoặc ba vạch màu vàng, một vạch đi qua mắt (1), yếm có những vệt đậm màu đối xứng trên từng tấm yếm và có viền vàng xung quanh.
Nguồn lấy từ Baodatviet.vn dùng để lưu trữ và tham khảo
|
Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012
CÁCH THUẦN RÙA NÚI VÀNG VÀ LÀM QUEN VỚI RÙA NÚI VÀNG NHÁT NGƯỜI
Thông thường, các bé núi vàng mới được mang từ núi về rất nhát người cả nhà ạ. Bé thường rúc đầu vào mai, hoặc nằm im re không dám động tĩnh gì hết. Lúc đó, mọi người thường cầm, chọc bé hoặc lật ngửa bé rùa ra. Nhưng đó không phải là tốt đâu nha. Có 1 số cách làm quen với rùa, ta phải làm từ từ mới có thể thật sự quen được với bé. C
ó bé nhanh thì 1 - 3 ngày là quen, có bé chậm thì nửa tháng vẫn còn hơi nhát 1 chút nhưng đã chịu quen và quậy dần. Vậy, cách làm tốt nhất cho các bạn tham khảo như sau:
1. Nhẹ nhàng ôm bé rùa lên, nhìn thẳng vào mắt bé rùa.
2. Giữ nguyên tư thế đó, 1 tay nhẹ nhàng xoa mai rồi nhẹ thiệt nhẹ xoa chân và tay bé rùa tới khi bé rùa thả lỏng ra 1 chút.
3. Các động tác của các bạn phải cực kỳ chậm và từ từ để tránh việc em nó giật mình nhé.
4. Xoa chân, tay 1 lúc lâu thiệt lâu, tới lúc em nó có vẻ lỏng thêm thì đưa tay vào trong cổ bắt đầu xoa nhẹ nhẹ ở cổ.
5. Sau đó, xoa nhẹ nhàng ở trên đầu và dưới cằm (có thể mất vài hôm để tiếp cận vùng này đó).
6. Nhẹ nhàng lấy đồ ăn đã để sẵn bên mình như cà chua, nhẹ nhàng đưa trước mũi em nó, khi em nó cảm thấy mình không làm hại tới ẻm, thì ẻm rùa yêu sẽ ăn, và khi bé rùa ăn, thì mọi người không được xê xích tay nha.
^^ Chúc cả nhà thuần bé rùa yêu thành công!
Nếu suôn sẻ mình sẽ up bài tiếp theo là "Bệnh tiêu chảy và kiết lỵ ở rùa" nhé cả nhà ^^ Chúc cả nhà ngủ ngon ^^
1. Nhẹ nhàng ôm bé rùa lên, nhìn thẳng vào mắt bé rùa.
2. Giữ nguyên tư thế đó, 1 tay nhẹ nhàng xoa mai rồi nhẹ thiệt nhẹ xoa chân và tay bé rùa tới khi bé rùa thả lỏng ra 1 chút.
3. Các động tác của các bạn phải cực kỳ chậm và từ từ để tránh việc em nó giật mình nhé.
4. Xoa chân, tay 1 lúc lâu thiệt lâu, tới lúc em nó có vẻ lỏng thêm thì đưa tay vào trong cổ bắt đầu xoa nhẹ nhẹ ở cổ.
5. Sau đó, xoa nhẹ nhàng ở trên đầu và dưới cằm (có thể mất vài hôm để tiếp cận vùng này đó).
6. Nhẹ nhàng lấy đồ ăn đã để sẵn bên mình như cà chua, nhẹ nhàng đưa trước mũi em nó, khi em nó cảm thấy mình không làm hại tới ẻm, thì ẻm rùa yêu sẽ ăn, và khi bé rùa ăn, thì mọi người không được xê xích tay nha.
^^ Chúc cả nhà thuần bé rùa yêu thành công!
Nếu suôn sẻ mình sẽ up bài tiếp theo là "Bệnh tiêu chảy và kiết lỵ ở rùa" nhé cả nhà ^^ Chúc cả nhà ngủ ngon ^^
PHÂN VÀ NƯỚC TIỂU CỦA RÙA CẠN
Hi cả nhà, ad vừa tìm thêm được 1 số thông tin hữu ích muốn chia sẽ với mọi người nè.
Một số người thắc mắc về việc phân bé rùa đi ra có màu trắng đục như sữa, hơi khô gần như kem đánh răng vậy các bạn có biết tại sao không nè:
- Rùa khi vệ sinh,thường thải ra phân và nc tiểu,nhưng đôi khi chúng chỉ thải ra nước tiểu và thêm 1 phụ phẩm là urates
nc tiểu chứa chất th
ải và độc tố lọc từ máu,trữ trong bàng quang của chúng,nhưng chúng còn có 1 sản phẩm nữa là urates hay acid uric-là chất thải sau khi tiêu hoá protein,khi rùa tiểu,nó thường thài ra urates và nc tiểu cùng lúc,nên thi thoảng ta sẽ thấy cục trắng-đa số tưởng lầm là phân
- Tần suất xuất hiện mấy cục urates này chấp nhận đc khoảng vài lần trong tuần,nếu như bạn thấy rùa của mình thải ra liên tục thứ này-hãy xem lại khẩu phần ăn-có quá nhiều đạm và quá ít chất xơ
- Còn nếu ko thấy thì coi chừng em nó đang thiếu dinh dưỡng
- Cuối cùng là khi bạn bổ sung canxi,coi chừng quá liều-khi đó nó ko hấp thu đc,cũng dẫn tới rùa thải phân trắng,nhưng ko phải urates, nên coi kỹ :))
Còn 1 kinh nghiệm nữa, khi các bạn nuôi rùa nói chung và động vật nói riêng, đó là khi các bạn đi đám ma về thì việc đầu tiên là nhớ tắm rửa rồi hẵng nâng niu các bé nhé ^^
- Tần suất xuất hiện mấy cục urates này chấp nhận đc khoảng vài lần trong tuần,nếu như bạn thấy rùa của mình thải ra liên tục thứ này-hãy xem lại khẩu phần ăn-có quá nhiều đạm và quá ít chất xơ
- Còn nếu ko thấy thì coi chừng em nó đang thiếu dinh dưỡng
- Cuối cùng là khi bạn bổ sung canxi,coi chừng quá liều-khi đó nó ko hấp thu đc,cũng dẫn tới rùa thải phân trắng,nhưng ko phải urates, nên coi kỹ :))
Còn 1 kinh nghiệm nữa, khi các bạn nuôi rùa nói chung và động vật nói riêng, đó là khi các bạn đi đám ma về thì việc đầu tiên là nhớ tắm rửa rồi hẵng nâng niu các bé nhé ^^
Urates là phế phẩm của protein trước khi tạo ra uric acid trong máu quá cao -> rùa cưng sẽ dễ bị thận.
Ngoài ra, tác hại của việc nếu các bạn thường xuyên cho bé rùa núi vàng ăn thịt, cá, giun và thức ăn của chó mèo (thức ăn của chó mèo hoàn toàn không chứa dinh dưỡng phù hợp với bò sát nhất là chúng chứa nhiều protein) thì sẽ gây biến dạng cho bộ mai của rùa cưng. ^^
Thân iu cả nhà !!!
Ngoài ra, tác hại của việc nếu các bạn thường xuyên cho bé rùa núi vàng ăn thịt, cá, giun và thức ăn của chó mèo (thức ăn của chó mèo hoàn toàn không chứa dinh dưỡng phù hợp với bò sát nhất là chúng chứa nhiều protein) thì sẽ gây biến dạng cho bộ mai của rùa cưng. ^^
Thân iu cả nhà !!!
NGỦ ĐÔNG Ở RÙA NÚI VÀNG
Ở miền Bắc, mùa đông sắp tới rồi, chính vì vậy ^.^ Cả nhà ai ở MB đọc bài này tham khảo nhé:
Rùa có máu lạnh, động vật máu lạnh là không thể dựa vào nhiệt độ cơ thể để tự điều chỉnh mà hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt môi trường. Khi nhiệt độ cơ thể của mình quá cao hoặc quá thấp chúng sẽ tìm nguồn nhiệt hoặc chạy trốn khỏi nguồn nhiệt. Khi môi trường quá lạnh nó chỉ có 2 lựa
chọn
a. Chạy trốn: tìm nơi có nhiệt độ phù hợp
b. Ngủ đông: Nếu không thể chạy trốn (ko tìm đc nguồn nhiệt) thì nó phải tắt một số (thực ra là phần lớn) các chức năng sống của cơ thể. Tuy nhiên nó phải mất một số thời gian cho cơ thể đóng cửa các chức năng đó, cũng tượng tự khi ngủ dậy (nhiệt độ môi trường tăng dần) thì nó cũng cần thời gian khởi động dần các chức năng. Thế nên nếu muốn tăng hay giàm nhiệt thì đều phải khởi động từ từ
Đây là quy luật tự nhiên rất quan trọng nếu bạn muốn nuôi rùa vì khi nuôi nhốt thì nhiệt độ tự nhiên sẽ không có hoặc ít nhiều tác động đến rùa, mà ảnh hưởng đến chủ yếu từ con người tạo ra. Sau đây đưa ra một số ví dụ, bạn có thể muốn kiểm soát nó:
1, Trong cái lạnh mùa đông, bạn phủ rơm, đắp chăn hay cái gì đấy tương tự cho rùa. Đừng có ngốc thế ^___^ xin nhắc lại bản thân nó ko tự sinh ra nhiệt. Chỉ có con người or động vật máu nóng thì mới cần áo ấm, chăn bông để giữ nhiệt cơ thể ko bị thất thoát ra ngoài môi trường
2, Mùa đông, khi nhiệt trong nhà và ngoài trời quá chênh lệch thì nó đang ở đâu nên ở đó hoặc bạn phải tạo ra các bước để nó làm quen dần với nhiệt độ mới (cần nhiều time đấy)
3, Tất nhiên rùa cần mặt trời.Nhưng khi phơi nắng phải để cho nó con đường tự chạy thoát khi cần tránh trường hợp phơi lưng chờ chín. Khi không có bóng râm hoặc nguyên liệu thực vật nơi trú ẩn khi cần (nhiệt độ quá cao, không có chỗ để ẩn, do đó phơi khô, không thể nhìn thấy vấn đề?);
4, Các bạn có thể hỏi, trong môi trường hoang dã, nguồn gốc xuất sứ của con rùa tại sao nó không bị chết cóng?
Lý do là tự nhiên, ở mực nước càng sâu càng ấm dù là bề mặt đóng băng. Với các loài trên mặt đất khi rúc vào lớp lá hay cỏ, rác thực vật đủ dày nó sẽ ấm. có bạn sẽ cười vì mâu thuần với mục 1, ở trên. Đừng vội, cơ thể rùa ko tự sinh ra nhiệt nhưng lớp lá, cỏ, thực vật …. Luôn hoai mục, lên men sẽ tạo ra nhiệt đấy và khi nó đủ dầy thì sẽ giữ đc nhiệt đó và tạo ra cái ổ ấm áp.
Tuy nhiên, trong môi trường nuôi nhốt, Chúng ta rất khó để làm đc như vậy, vì vậy phải quan tâm đến thay đổi nhiệt độ, việc nhiệt kế là cần thiết (ko cần loại đắt đâu 20-30 chục kìn là được rồi).
(Bài viết này được copy của 1 bạn tên pharm ở diễn đàn YTC)
a. Chạy trốn: tìm nơi có nhiệt độ phù hợp
b. Ngủ đông: Nếu không thể chạy trốn (ko tìm đc nguồn nhiệt) thì nó phải tắt một số (thực ra là phần lớn) các chức năng sống của cơ thể. Tuy nhiên nó phải mất một số thời gian cho cơ thể đóng cửa các chức năng đó, cũng tượng tự khi ngủ dậy (nhiệt độ môi trường tăng dần) thì nó cũng cần thời gian khởi động dần các chức năng. Thế nên nếu muốn tăng hay giàm nhiệt thì đều phải khởi động từ từ
Đây là quy luật tự nhiên rất quan trọng nếu bạn muốn nuôi rùa vì khi nuôi nhốt thì nhiệt độ tự nhiên sẽ không có hoặc ít nhiều tác động đến rùa, mà ảnh hưởng đến chủ yếu từ con người tạo ra. Sau đây đưa ra một số ví dụ, bạn có thể muốn kiểm soát nó:
1, Trong cái lạnh mùa đông, bạn phủ rơm, đắp chăn hay cái gì đấy tương tự cho rùa. Đừng có ngốc thế ^___^ xin nhắc lại bản thân nó ko tự sinh ra nhiệt. Chỉ có con người or động vật máu nóng thì mới cần áo ấm, chăn bông để giữ nhiệt cơ thể ko bị thất thoát ra ngoài môi trường
2, Mùa đông, khi nhiệt trong nhà và ngoài trời quá chênh lệch thì nó đang ở đâu nên ở đó hoặc bạn phải tạo ra các bước để nó làm quen dần với nhiệt độ mới (cần nhiều time đấy)
3, Tất nhiên rùa cần mặt trời.Nhưng khi phơi nắng phải để cho nó con đường tự chạy thoát khi cần tránh trường hợp phơi lưng chờ chín. Khi không có bóng râm hoặc nguyên liệu thực vật nơi trú ẩn khi cần (nhiệt độ quá cao, không có chỗ để ẩn, do đó phơi khô, không thể nhìn thấy vấn đề?);
4, Các bạn có thể hỏi, trong môi trường hoang dã, nguồn gốc xuất sứ của con rùa tại sao nó không bị chết cóng?
Lý do là tự nhiên, ở mực nước càng sâu càng ấm dù là bề mặt đóng băng. Với các loài trên mặt đất khi rúc vào lớp lá hay cỏ, rác thực vật đủ dày nó sẽ ấm. có bạn sẽ cười vì mâu thuần với mục 1, ở trên. Đừng vội, cơ thể rùa ko tự sinh ra nhiệt nhưng lớp lá, cỏ, thực vật …. Luôn hoai mục, lên men sẽ tạo ra nhiệt đấy và khi nó đủ dầy thì sẽ giữ đc nhiệt đó và tạo ra cái ổ ấm áp.
Tuy nhiên, trong môi trường nuôi nhốt, Chúng ta rất khó để làm đc như vậy, vì vậy phải quan tâm đến thay đổi nhiệt độ, việc nhiệt kế là cần thiết (ko cần loại đắt đâu 20-30 chục kìn là được rồi).
(Bài viết này được copy của 1 bạn tên pharm ở diễn đàn YTC)
SINH SẢN Ở RÙA NÚI VÀNG & ẤP TRỨNG SINH SẢN Ở RÙA
SINH SẢN Ở RÙA NÚI VÀNG
Tên khoa học : Indotestudo elongata
Việc sinh đẻ thường xảy ra trong suốt mùa hè và mùa thu . Vào thời gian này , vùng mũi và mắt của cả con đực và con cái có màu hơi đỏ-hồng . Vào cuối ngày việc quan hệ của rùa gây ra âm thanh vang dội lập đi lập lại suốt trong sân . Con đực có thể theo con cái quanh quẩn trong sân vài giờ đồng hồ . húc vào con cái mỗi vài phút một cách mãnh liệt khi con cái ngừng di chuyển . Việc giao cấu này gây ra tiếng động lớ
ẤP TRỨNG SINH SẢN Ở RÙA
Tiếp theo bài, sinh sản ở rùa núi vàng, ad sẽ đăng thêm bài ấp trứng sinh sản ở rùa nha :D Nếu ai có kinh nghiệm ấp trứng nở rồi, thì vào share 1 chút kinh nghiệm nhé:
Khi rùa đẻ, thì rùa cái thường đẻ vào chiều tối tới rạng sáng, rùa sẽ bới cát (bới đất trong chuồng).
Sau khi đẻ trứng, nó sẽ tự lấp đất, lúc đó, nếu để ý bạn sẽ thấy nơi rùa nằm sẽ hơi cao 1 chút, đất bị c
Tên khoa học : Indotestudo elongata
Việc sinh đẻ thường xảy ra trong suốt mùa hè và mùa thu . Vào thời gian này , vùng mũi và mắt của cả con đực và con cái có màu hơi đỏ-hồng . Vào cuối ngày việc quan hệ của rùa gây ra âm thanh vang dội lập đi lập lại suốt trong sân . Con đực có thể theo con cái quanh quẩn trong sân vài giờ đồng hồ . húc vào con cái mỗi vài phút một cách mãnh liệt khi con cái ngừng di chuyển . Việc giao cấu này gây ra tiếng động lớ
n và ngạc nhiên rằng mai của chúng ko bị vỡ . Trong suốt quá trình giao cấu con đực kêu ( phát ra tiếng ầm ĩ , in ỏi ).
Khác hơn trong thời gian ve vãn , con đực ko tỏ ra vẻ hùng hổ thái quá , sẽ có ít hoặc ko xảy ra giao tranh giữa những con đực.Nếu nhà các bạn có khoảng 4 bé rùa, thì chỉ cần 1 bé rùa đực và 3 bé rùa cái là ok rồi. Tỉ lệ 1 đực: 3 cái là tỷ lệ đẹp, trứng sẽ có chất lượng hơn đấy. :))
Con cái sẽ đẻ trứng vào khoảng từ tháng 11 - 12, những ổ từ 5-9 trứng ( 1-2 trứng với con cái nhỏ hơn ) thường được đẻ vào ban đêm trong tháng 11, 12, và tháng 1 bởi những con cái 7 tuổi ( có chiều dài từ 17 -20,3 cm ). Những quả trứng sẽ được đặt trong ổ dưới độ sâu 10 cm được đào bới một cách chăm chỉ . Con cái sẽ nuôi từ lúc “ấp trứng” cho đến khi trứng bắt đầu nở thành con . Với những con cái 9 tuổi ( dài khoảng 30,5cm ) sẽ đẻ 8-9 trứng 1 ổ . Con cái có khuynh hướng dùng lại những ổ cũ , chúng có thể làm ổ 1-3 lần mỗi năm . Hai trong ba con cái đẻ những quả trứng của chúng cúng một nơi .
Ở nhiệt độ 26,5-29,5 °C , trứng cần 98-134 ngày để nở . Những quả trứng lấy từ các ổ có khuynh hướng là tất cả cùng nở hoặc cùng bị hư – sự khác nhau này có thể do nhiệt độ ấp trứng đã ko ổn định .
Rùa sẽ ko xác định rõ được giới tính cho đến khi chúng dài 15 cm ( khoảng 3 tuổi hoặc hơn ) .Những con non có thể sống ngoài trời khi chúng được 2 tuổi ( dài 5-7,5 cm)
Mặc dù hơi lạc đề tí, nhưng đây là trứng rùa lá nhà mình nè :D Mời anh em xem ... trứng :
http://www.youtube.com/watch?v=irx_kMPfKOo
Khác hơn trong thời gian ve vãn , con đực ko tỏ ra vẻ hùng hổ thái quá , sẽ có ít hoặc ko xảy ra giao tranh giữa những con đực.Nếu nhà các bạn có khoảng 4 bé rùa, thì chỉ cần 1 bé rùa đực và 3 bé rùa cái là ok rồi. Tỉ lệ 1 đực: 3 cái là tỷ lệ đẹp, trứng sẽ có chất lượng hơn đấy. :))
Con cái sẽ đẻ trứng vào khoảng từ tháng 11 - 12, những ổ từ 5-9 trứng ( 1-2 trứng với con cái nhỏ hơn ) thường được đẻ vào ban đêm trong tháng 11, 12, và tháng 1 bởi những con cái 7 tuổi ( có chiều dài từ 17 -20,3 cm ). Những quả trứng sẽ được đặt trong ổ dưới độ sâu 10 cm được đào bới một cách chăm chỉ . Con cái sẽ nuôi từ lúc “ấp trứng” cho đến khi trứng bắt đầu nở thành con . Với những con cái 9 tuổi ( dài khoảng 30,5cm ) sẽ đẻ 8-9 trứng 1 ổ . Con cái có khuynh hướng dùng lại những ổ cũ , chúng có thể làm ổ 1-3 lần mỗi năm . Hai trong ba con cái đẻ những quả trứng của chúng cúng một nơi .
Ở nhiệt độ 26,5-29,5 °C , trứng cần 98-134 ngày để nở . Những quả trứng lấy từ các ổ có khuynh hướng là tất cả cùng nở hoặc cùng bị hư – sự khác nhau này có thể do nhiệt độ ấp trứng đã ko ổn định .
Rùa sẽ ko xác định rõ được giới tính cho đến khi chúng dài 15 cm ( khoảng 3 tuổi hoặc hơn ) .Những con non có thể sống ngoài trời khi chúng được 2 tuổi ( dài 5-7,5 cm)
Mặc dù hơi lạc đề tí, nhưng đây là trứng rùa lá nhà mình nè :D Mời anh em xem ... trứng :
http://www.youtube.com/watch?v=irx_kMPfKOo
ẤP TRỨNG SINH SẢN Ở RÙA
Tiếp theo bài, sinh sản ở rùa núi vàng, ad sẽ đăng thêm bài ấp trứng sinh sản ở rùa nha :D Nếu ai có kinh nghiệm ấp trứng nở rồi, thì vào share 1 chút kinh nghiệm nhé:
Khi rùa đẻ, thì rùa cái thường đẻ vào chiều tối tới rạng sáng, rùa sẽ bới cát (bới đất trong chuồng).
Sau khi đẻ trứng, nó sẽ tự lấp đất, lúc đó, nếu để ý bạn sẽ thấy nơi rùa nằm sẽ hơi cao 1 chút, đất bị c
ồn lên cao. Hãy chuẩn bị 1 cái rổ, vào ổ rùa, dùng tay 1 cách nhẹ nhàng bơi đất lên, sau đó bốc trứng ra. Khi bốc trứng thì phải kỹ càng, khi trứng đẻ dưới ổ như thế nào, thì phải xếp trên thau y như vậy, không được quyền cho trứng lăn, nếu trứng lăn thì cái phôi của trứng không đạt hiệu quả cao.
Lấy hết trứng thì đem vào chuẩn bị ấp.
Nhiệt độ lý tưởng để ấp trứng là từ 26 độ C – 29,5 độ C.
Dùng thùng xốp chứa ¾ thùng đất nạc, phơi khô, nhuyễn (hoặc cát cũng được), bới đất theo chiều sâu khoảng 4cm – 5cm, xếp trứng dải đều nhau theo đúng hiện trạng lúc mới đẻ của trứng. Sau đó, lấp đất (cát) lại.
Rùa núi vàng có thời gian ấp nở khoảng 120 ngày – 160 ngày, trong khoảng thời gian đó, 1 tuần nên sắp xếp khoảng 2 ngày từ lúc 8h – 10h sáng để mang thùng xốp ra phơi nắng, trứng mới đạt hiệu quả cao.
Gần đến ngày trứng nở, nhớ thường xuyên thăm trứng, để nếu trứng có nở thì ta phải bươi đất (cát) lên, để khi rùa con ra khỏi vỏ nó hoạt động được, tránh bị ngộp.
Lấy hết trứng thì đem vào chuẩn bị ấp.
Nhiệt độ lý tưởng để ấp trứng là từ 26 độ C – 29,5 độ C.
Dùng thùng xốp chứa ¾ thùng đất nạc, phơi khô, nhuyễn (hoặc cát cũng được), bới đất theo chiều sâu khoảng 4cm – 5cm, xếp trứng dải đều nhau theo đúng hiện trạng lúc mới đẻ của trứng. Sau đó, lấp đất (cát) lại.
Rùa núi vàng có thời gian ấp nở khoảng 120 ngày – 160 ngày, trong khoảng thời gian đó, 1 tuần nên sắp xếp khoảng 2 ngày từ lúc 8h – 10h sáng để mang thùng xốp ra phơi nắng, trứng mới đạt hiệu quả cao.
Gần đến ngày trứng nở, nhớ thường xuyên thăm trứng, để nếu trứng có nở thì ta phải bươi đất (cát) lên, để khi rùa con ra khỏi vỏ nó hoạt động được, tránh bị ngộp.
THUẦN RÙA NÚI VÀNG NGHE LỜI CHỦ
Một bé rùa mới lấy về mà trước đó ít tiếp xúc với người, thường rất là nhát. Ad đã có 1 bài hướng dẫn cả nhà CÁCH THUẦN RÙA NÚI VÀNG VÀ LÀM QUEN VỚI RÙA NÚI VÀNG NHÁT NGƯỜI vào ngày 24/8 (ai muốn xem cách thuần khi rùa nhát thì vào mục đó xem trước đã nhé). Sau khi rùa núi vàng đã bắt đầu quen hơi người (sau khoảng 2 ngày - 3 ngày, con cà chua nhà mình tốn 2 tuần đấy) thì hãy bắt đầu huấn luyện nó nghe lời chủ nha:
* Cho ăn đúng giờ và theo c
hu kỳ ngày (2 ngày 1 lần, 3 ngày 1 lần, 5 ngày 1 lần tùy độ lớn bé của rùa)
* Khi cho ăn, thì gọi tên bé, ví dụ tên bé nhà mình là: SuSu ơi, SuSu .... rồi bón cho bé rùa ăn (trong lúc bón thì tay phải giữ nguyên vị trí, không đưa đẩy).
* Mỗi sáng khi chuẩn bị đưa bé ra phơi nắng thì gọi nó: SuSu ơi, phơi nắng
* Nếu có thời gian rảnh, thì hãy nói chuyện và thường xuyên gọi tên bé rùa (nó sẽ cảm nhận được và nhớ là không nói chuyện hay làm phiền nó vào buổi tối, vì giấc ngủ tối rất quan trọng đối với rùa).
Cứ làm như vậy trong vòng 3 – 5 tháng, thì đảm bảo 1 điều rằng, bé rùa sẽ biết nghe lời bạn. ^.^ Bé rùa SuSu nhà mình, giờ thả nó xuống, mình ở dưới bếp, chạy đi chạy lại, nó cứ đuổi và theo chân mình hoài, chạy qua, chạy lại nó đuổi theo. Nhưng khi ông xã mình (người cưng nó và hay cho nó ăn nhất) từ trên tầng đi xuống, thì ở bếp, nó nghe thấy tiếng ông xã mình kêu: SuSu ơi, thế là bỏ ngay bà chủ, nó ngoe nguẩy chạy theo hướng ông xã mình ở tít chân cầu thang. Trong nhà nhiều ngõ ngách, ngày trước cho chơi dưới nhà toàn phải đi tìm nó về, giờ thì cứ mặc nó, lúc nào chuẩn bị cho vào chuồng chỉ cần gọi: SuSu ơi, lên nhà là nó bò ra liền à ^^ Chúc cả nhà Trung thu vui vẻ và sớm thuần được bé rùa của mình nha ^.^
Ảnh dưới là chụp hành động của SuSu cục cưng khi thấy anh Hai yêu quý :))
* Khi cho ăn, thì gọi tên bé, ví dụ tên bé nhà mình là: SuSu ơi, SuSu .... rồi bón cho bé rùa ăn (trong lúc bón thì tay phải giữ nguyên vị trí, không đưa đẩy).
* Mỗi sáng khi chuẩn bị đưa bé ra phơi nắng thì gọi nó: SuSu ơi, phơi nắng
* Nếu có thời gian rảnh, thì hãy nói chuyện và thường xuyên gọi tên bé rùa (nó sẽ cảm nhận được và nhớ là không nói chuyện hay làm phiền nó vào buổi tối, vì giấc ngủ tối rất quan trọng đối với rùa).
Cứ làm như vậy trong vòng 3 – 5 tháng, thì đảm bảo 1 điều rằng, bé rùa sẽ biết nghe lời bạn. ^.^ Bé rùa SuSu nhà mình, giờ thả nó xuống, mình ở dưới bếp, chạy đi chạy lại, nó cứ đuổi và theo chân mình hoài, chạy qua, chạy lại nó đuổi theo. Nhưng khi ông xã mình (người cưng nó và hay cho nó ăn nhất) từ trên tầng đi xuống, thì ở bếp, nó nghe thấy tiếng ông xã mình kêu: SuSu ơi, thế là bỏ ngay bà chủ, nó ngoe nguẩy chạy theo hướng ông xã mình ở tít chân cầu thang. Trong nhà nhiều ngõ ngách, ngày trước cho chơi dưới nhà toàn phải đi tìm nó về, giờ thì cứ mặc nó, lúc nào chuẩn bị cho vào chuồng chỉ cần gọi: SuSu ơi, lên nhà là nó bò ra liền à ^^ Chúc cả nhà Trung thu vui vẻ và sớm thuần được bé rùa của mình nha ^.^
Ảnh dưới là chụp hành động của SuSu cục cưng khi thấy anh Hai yêu quý :))
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)