Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013
Top 10 điều kỳ quặc của rùa
[COLOR="#006400"][SIZE=4]Tác giả: Patrick J. Kiger, HowStuffWorks.com
Vâng, rùa là một loài kỳ quái. Chúng đẻ trứng, da có vảy và suốt ngày mang trên mình 1 cái vỏ cứng nặng trịch. Chúng như một ông già: đi lại chậm chạp, cái đầu nhăn nheo và hói.
Mỗi khi sợ hãi thì chúng dùng cái năng lực độc nhất vô nhị : rụt đầu vào cổ.
Nhưng chưa hết. Một số trong chúng còn có thể kỳ quái được hơn thế nữa.
10.Mai rùa: nhìn vậy mà không phải vậy.
Mai rùa có vẻ ngoài như một bộ giáp của cơ thể, nhiều người vẫn nghĩ chúng giống như kiểu giáp của Iron Man vậy. Nhưng thực ra, mai rùa được cấu tạo từ khoảng (ít nhất) 50 mảnh xương, là phiên bản tiến hoá của xương lồng ngực và xương sống. Vậy nên đừng tin vào những gì mà bạn xem trên phim hoạt hình, rùa không thể cởi bỏ và chui ra khỏi mai của mình, cũng như bạn ko thể thoát khỏi lồng ngực và xương sống của bạn vậy.
Cấu tạo của mai gồm 2 phần chính: phần trên, tấm mai trên (caparace), và phần dưới gọi là yếm (plastron), hợp với nhau bởi những miếng xương nối. Vài loại rùa mà mai có những khớp chuyển động được , thường ở yếm, cho phép mai rùa khép mở thậm thụt khít khao. Mai rùa cũng có những dây thần kinh và mạch máu, vì vậy nếu phần mai bị thương, rùa cũng có thể chảy máu và thấy đau.
[URL=http://s1242.photobucket.com/user/vip_tumi/media/rua%20can/541649_243354965804490_1989277567_n_zps2d89c30b.jpg.html][IMG]http://i1242.photobucket.com/albums/gg526/vip_tumi/rua%20can/541649_243354965804490_1989277567_n_zps2d89c30b.jpg[/IMG][/URL]
9. Rùa đã đặt chân lên mặt trăng trước con người.
Tháng 9 năm 1968, LB Xô Viết đã phóng vệ tinh thăm dò Zond 5 lên quỹ đạo mặt trăng và kiểm nghiệm các điều kiện tiền đề cho những phi vụ lên mặt trăng sau này của các phi hành gia. Ngoài 1 con rôbot hình người to như thật có chức năng phát hiện phóng xạ, một số sinh vật sống cũng trở thành hành khách của tàu thăm dò này, trong đó gồm một cặp Russian tortoise mà báo chí lúc đó lại miêu tả là turtle. Sau một tuần ngoài không gian, Zond 5 trở về Trái Đất, bất chấp 1 lỗi nghiêm trọng về xác định độ cao, thành công rơi xuống Ấn Độ Dương.
Cùng với những sinh vật khác, cặp rùa được giải cứu và mang về LB Xô Viết để nghiên cứu. Người ta thấy, chúng bị mất 10% cân nặng, và có sự thiếu hụt sắt và glycogen, và lá lách có 1 vài biến đổi. Dù vậy, cặp rùa vẫn khoẻ mạnh, năng động, ăn uống ngon lành (theo NASA)
chú thích :glycogen là 1 nguồn tích trữ năng lượng từ carbonhydrate, có nhiều trong cơ và đặc biệt là gan, năng lượng này được sử dụng khi cơ thể đột ngột cần lượng đường glucose lớn, ví dụ điển hình là khi luyện tập với cường độ cao trong thời gian ngắn
8. Alligator snapping turtle dụ mồi bằng lưỡi.
Một trong những loài kinh khủng nhất của thế giới hiện đại, alligator snapping turtle, Macroclemys temminckii, loài rùa nước ngọt lớn nhất ở Bắc Mỹ. Chúng có thể dài tới 75cm, nặng 90 kg, có bộ hàm cực khoẻ, cái mỏ sắc nhọn, bộ móng như móng gấu và cái đuôi dài lực lưỡng. Trong thực tế, AST có ăn thực vật, vài loại rong rêu tảo, nhưng chủ yếu chúng vẫn là loài ăn thịt, thực đơn của chúng là tất cả những động vật nhỏ hơn chúng : cá, ếch nhái, rắn, giun, ngao sò ốc hến, tôm cua, và cả những con rùa nhỏ.
AST bắt mồi bằng phương pháp dụ khị đã tiến hoá thích nghi hàng chục triệu năm: một phần của cái lưỡi sẽ ve vẩy, rập rờn, trông cực giống 1 con giun. Tôm cua cá nào mất cảnh giác mà chui thẳng vào hàm của AST sẽ bị cặp hàm nghiền nát và nuốt trọn sau vài giây.
7. Chúng vẫn kêu được, dù không có dây thanh quản
Rùa nuốt hoặc đẩy khí ra khỏi phổi để tạo ra tiếng kêu, bằng cách này, rất nhiều loài rùa đã tạo ra tiếng kêu rất đặc trưng. Redfoot tortoise ở Nam Mỹ (chelonoidis carbonaria) phát ra tiếng cục cục như gà con. Những con đực của loài rùa Travancore ở Đông Nam Á (Indotestudo forstenii) kêu rên rỉ cao chói lói như tiếng mô-tơ điện khi đi tìm bạn tình. Giant musk turtle ở Trung Mỹ (Staurotypus savinii) thì ăng ẳng như chó mỗi khi giật mình hay bị tấn công
Nhưng âm thanh kỳ quặc nhất thuộc về những con rùa biển leatherback cái (Dermochelys coriacea - loài rùa lớn nhất thế giới), khi đào tổ đẻ trứng, chúng phát ra những tiếng kêu rất thiếu nữ tính, dễ liên tưởng đến tiếng ợ của người (theo Turtles: An Extraordinary Natural History 245 Years in the Making)
6. Con đực ngửi đuôi để chọn bạn gái.
Trong khi con người có những cách chọn đối tượng khá ngớ ngẩn và nhiều khi ko hiệu quả, thậm chí phản tác dụng , kiểu như dựa trên khả năng nhảy nhót hay lá số tử vi thì cách chọn bạn gái của rùa bằng cách ngửi hít phần đuôi của những con cái có vẻ hợp lý, chưa đề cập đến việc chuẩn hay không.
Vì cơ quan sinh dục của rùa của 2 giới đều ẩn bên trong một cái lỗ mà vừa dùng để sinh sản vừa dùng để ị đái, thật khó để nhận ra bằng mắt thường rùa nào là zai, rùa nào là gái. Nhưng cả rùa cạn và rùa nước đều có khứu giác cực nhạy. Theo sách Turtles: An Extraordinary Natural History 245 Years in the Making,để tìm bạn tình, con đực dựa vào mùi pheromone , 1 chất hoá học nhận dạng, ẩn trong cái huyệt "ấy ấy" của rùa cái. Rùa dựa dẫm vào mùi đến mức, người ta ghi nhận trường hợp 1 cháu redfoot trai cố "uỵch" một miếng rau xà lách mà một em mỹ miều vừa trèo qua (theo Behavior of Exotic Pets)
[URL=http://s1242.photobucket.com/user/vip_tumi/media/rua%20can/909008_182465518574002_1002124686_n_zpsa7cf19af.jpg.html][IMG]http://i1242.photobucket.com/albums/gg526/vip_tumi/rua%20can/909008_182465518574002_1002124686_n_zpsa7cf19af.jpg[/IMG][/URL]
5. Chúng không có tai, nhưng có thể nhận biết âm thanh tần số thấp.
Rùa không có tai ngoài, nên có thể bạn sẽ cho rằng chúng hoàn toàn điếc đặc, nhưng thật ra điều này không hoàn toàn chính xác. Đúng là khả năng nghe của rùa không thể bằng được người hay nhiều loài khác. Nhưng chúng có thể cảm nhận được những loại âm thanh nhất định. Các nhà khoa học sử dụng kính hiển vi để nghiên cứu cấu tạo tai của rùa biển và thấy tai giữa của chúng có 1 màng dày, rất giống màng nhĩ, có tác dụng hạn chế khoảng âm tần chúng nhận biết được. Đây là kiểu thích nghi cực hiệu quả cho kiểu nghe truyền âm qua xương ở tần số thấp, (theo Behavior of Exotic Pets) Theo chuyên gia bò sát Melissa Kaplan, nói chung rùa có khả năng nhận biết âm thanh trong khoảng 50 đến 1500 Hz (ở người là 20 đến 20000 Hz), nhưng chúng không thể phân biệt âm lượng to nhỏ như con người. Ví dụ như loài Clemmys guttata, còn gọi là spotted turtle - rùa đốm, giỏi lắm chỉ nghe được mức to nhất là 4 DB, trong khi ở con người chúng ta có thể nghe được mức âm lượng tới 120 DB.
Vậy chốt lại là, cái trình nghe của rùa không chỉ ko đủ để thưởng thức được các sắc thái âm thanh bản giao hưởng số 2 của Mahler, nó còn chẳng đủ tốt để giúp rùa nhận ra kẻ địch nào đang tiến lại gần.
4. Rùa đã có mặt từ thời xa xưa cũ kỹ của khủng long
Trong lịch sử tự nhiên, rùa và khủng long xuất hiện và phát triển gần như cùng một thời kỳ. Hóa thạch cổ xưa nhất của rùa được phát hiện, Odontochylys semitstacea, ước tính có từ 220 triệu năm trước, nghĩa là khoảng 23 triệu năm sau hóa thạch họ hàng khủng long sớm nhất được phát hiện, Asilisaurus kongwe. Con rùa cổ đại này có một phần vỏ cứng che bụng, nhưng ko phát triển mở rộng để che được hoàn toàn phần lưng như rùa bây giờ (theo National Geographic).Đáng kinh ngạc là, vẫn có một vài loài rùa đã tồn tại từ thời khủng long cho đến nay. Pelomedusidae, 1 họ rùa nước ngọt bản địa của Đông và Nam Phi, xuất hiện lần đầu từ khoảng 120 triệu năm về trước. Loài rùa cạn đầu tiên xuất hiện trên đất liền vào đầu Kỷ Đệ Tam 65 triệu năm trước, rất nhanh sau khi khủng long biến mất hàng loạt. Trong lòng biển, loài rùa biển cổ xưa nhất còn sót lại đến giờ là Cheloniidae, chúng đã có mặt từ 55 triệu năm trước, theo Turtles of the World
3. Không cần cơ hoành, rùa vẫn thở được.
Hầu hết động vật có xương sống sử dụng cơ hoành để hít vào và thở ra, cơ hoành co và giãn theo mỗi nhịp thở làm giãn nở các xương sườn. Rất dễ để nhìn ra một người/vật đang thở nếu nhìn theo chuyển động cơ thể. Nhưng rùa thì ko có cơ hoành, và điều này thì hoàn toàn chẳng phải là vấn đề gì lớn đối với rùa. Độ cứng của mai liên kết các xương sườn và ko cho phép chúng giãn nở để thở. Thay vào đó, rùa cử động chân hoặc cổ, và sử dụng những cơ khác có liên kết với thành xoang phổi để thở. Vài loài rùa có những cơ đặc biệt nằm giữa chân và phổi để giúp cho việc thở, hoặc có thêm những chiêu khác để giúp chúng ở lâu hơn dưới nước. Theo cuốn sách Turtles: An Extraordinary Natural History 245 Years in the Making, có những loài rùa dùng cách thở qua hầu, chúng lấy nước vào miệng và đẩy ra ngoài qua lỗ mũi, trên đường đi, nước giàu oxi sẽ đi qua và thẩm thấu tại phần mao mạch dầy đặc trong cổ, cho phép bổ sung oxi trực tiếp vào máu.
[URL=http://s1242.photobucket.com/user/vip_tumi/media/rua%20can/whattofeedadeserttortoise1_zpsd1175292.jpg.html][IMG]http://i1242.photobucket.com/albums/gg526/vip_tumi/rua%20can/whattofeedadeserttortoise1_zpsd1175292.jpg[/IMG][/URL]
2. Chúng cũng có màu sắc yêu thích.
Giống như con người, rùa là loài sử dụng nhiều đến thị giác. Chúng dựa vào thị giác để nhận ra những con cùng loài, thức ăn, hay những nguy hiểm tiềm tàng như thú săn mồi. Rùa biển phụ thuộc vào thị giác đến mức, nếu bị bịt mắt lại, chúng còn chẳng tìm được đường xuống nước.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, rùa ko chỉ nhận biết được màu sắc, mà có những màu nhất định - đỏ, cam, vàng - có vẻ đặc biệt kích thích đối với chúng. Khi nhìn thấy một vật thể gì có màu như vậy, chúng sẽ có hành vi "điều tra xem xét", liệu thứ đó có đáng được ăn hay không. (theo Turtles: An Extraordinary Natural History 245 Years in the Making)
1. Có 1 loài rùa nên gọi là rùa hôi....
Đó là Pelomedúa subrufa, còn gọi là African helmeted turtle (nôm na là rùa đội mũ bảo hiểm xứ châu Phi), loài rùa phân bố rộng rãi nhất châu Phi. Chúng được tìm thấy ở mọi ngóc ngách phía Nam sa mạc Sahara. Chúng đi thành từng bầy à ăn bới ăn móc đủ thứ, từ bọ kí sinh trên thân tê giác đến chim non và động vật có vú nhỏ (theo Turtles of the World ). Chúng tấn công vịt con bằng cách dìm nó xuống nước, và rỉa sạch mồi của người đi câu - vì điều này mà chúng ko được nhiều người yêu mến lắm.
Nhưng những em rùa mang mũ bảo hiểm này nổi tiếng nhất ko phải vì tư cách đạo đức kém mà là chính là mùi của chúng. Cái mùi thật kinh kinh kinh tởm. Dưới chân chúng có 4 tuyến chuyên tiết ra cái mùi hôi này, rất hiệu quả để đẩy lui lũ ngựa và cả người nữa (theo International Wildlife Encyclopedia) Nhưng bất chấp cái mùi ko dễ chịu đó, vào mùa mưa người dân châu Phi đôi lúc cũng moi lũ rùa này lên khỏi ổ bùn của chúng để lấy làm thức ăn. Dù vậy, trên người lũ rùa cũng ko mang nhiều thịt lắm - có lẽ là 1 cách thích nghi để làm nản lòng những người săn bắt chúng.
[/SIZE][/COLOR]
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)